Vụ nghi nhuộm ruốc: Chất Rhodamine B độc hại thế nào?

2016-04-14 16:48
- Trong 3 túi phẩm màu được thu mua tại địa điểm gần nơi nhuộm ruốc, cơ quan chức năng phát hiện có 1 mẫu là chất Rhodamine B.
Sự việc ruốc bị nhuộm đỏ ở phường Xuân Đài, Sông Cầu, Phú Yên khiến dư luận dậy sóng cách đây không lâu. Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm 3 mẫu hóa chất mua ở các tiệm tạp hóa ở khu vực này, đây cũng là các hóa chất dùng để nhuộm ruốc.
Kết quả mới công bố cho thấy, có gói màu đỏ cánh sen là Rhodamine B là chất tạo màu không được phép sử dụng. Còn gói màu đỏ gạch là S Sunset yellow FCF (E110), Ponceau 4R (E124) và mẫu bột màu đỏ đô Ponceau 4R (E124) là hai loại phẩm màu nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm có chức năng làm phẩm màu được phép sử dụng.
Vụ nghi nhuộm ruốc: Chất Rhodamine B độc hại thế nào?

 

Đoàn kiểm tra không lấy được mẫu ruốc đã nhuộm và mẫu phẩm màu cũng như không kết luận được phẩm màu nhuộm ruốc là phẩm màu thực phẩm hay màu công nghiệp. Vì vậy, theo cơ quan chức năng, do không bắt được quả tang việc nhuộm ruốc, nên kết quả kiểm nghiệm mẫu này chỉ để khuyến cáo người sản xuất và tiêu dùng ruốc, không thể làm căn cứ xử phạt những người nhuộm ruốc.
Sau khi sự việc ruốc bị nhuộm đỏ được đưa lên công luận, PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh trả lời báo chí và cho rằng ông không trực tiếp xem hay kiểm nghiệm nên không thể nói chính xác đó là chất gì. Cho nên ông không thể khẳng định chất được dùng nhuộm đỏ có tên là gì. Tuy nhiên, ông Thịnh tỏ ra nghi ngờ và có thể đó là chất Rhodamine B.
Hồi năm 2011, một mẫu tương ớt được lấy tại một cơ sở ở Phú Xuyên đã bị phát hiện chứa chất Rhodamine B. Kết quả này do Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm Quốc gia đưa ra. Theo đó, mẫu tương ớt nói trên có hàm lượng Rhodamine B cao nhất lên đến 14,03mg/kg.
Cũng trong năm 2011, cơ quan chức năng của Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Tp.HCM đã tiến hành kiểm tra hạt dưa và ớt bột. Sau khi kiểm tra, phát hiện có 3 mẫu sản phẩm cho kết quả dương tính với Rhodamine B.

Qua những sự việc trên, bà nội trợ cần phải cẩn thận khi chọn mua sản phẩm có màu sắc sặc sỡ. Bởi để tiết kiệm thời gian, tạo màu đẹp đánh trúng tâm lý, người bán có thể sử dụng hóa chất không được phép sử dụng.

Rhodamine B độc hại?
Theo chuyên gia hóa học Nguyễn Tuấn Anh, Rhodamine B được dùng như là chất nhuộm có màu đỏ, đẹp. Trong tự nhiên, Rhodamine B có trong các loại hoa quả như hạt điều, quả gấc. Người nội trợ vẫn thường dùng những nguyên liệu tự nhiên như bột điều, gấc để tạo màu đỏ cho xôi hay các món chiên, rán cần màu đẹp.
"Rhodamin B được sử dụng trong sinh học như là phẩm nhuộm phát huỳnh quang, nó thường được kết hợp với Auramine O trong phép nhuộm rhodamin-auramin để phát hiện sinh vật kháng acid (kháng cồn toan), đặc biệt các khuẩn thuộc chi Mycobacterium", chuyên gia nói.
Tuy nhiên, Rhodamine B dùng trong công nghiệp là chất nhuộm vải, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm và không được phép sử dụng. Dù chúng tạo màu đỏ nhưng chúng là hóa chất độc hại với sức khỏe con người.
Rhodamine B là chất có nhiều gốc như Rhodamine A, Rhodamine B, Rhodamine C, Rhodamine S nhưng đặc điểm của nó là cho màu đỏ đẹp và bền. Còn với Rhodamine B tổng hợp có 1 hoặc nhiều vòng thơm benzen. Vòng thơm Benzen là tổ hợp hóa học có thể gây ung thư.
Rhodamine B là chất độc cấp và mãn tính. Nếu ăn phải thực phẩm có chất này vào cơ thể thì sẽ thâm nhập qua đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong đó có gan, thận. Mức nhẹ có thể gây nôn mửa, hoặc ngộ độc, nếu lâu dài sẽ tích lũy có thể gây ung thư.
Nếu tiếp xúc qua đường hô hấp thì có các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ngứa cổ, ho như viêm họng. Còn tiếp xúc qua da sẽ cảm thấy dị ứng, mẩn ngứa.
Phương Hà
 
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách trị mụn đầu đen và tẩy da chết từ nguyên liệu chị em nào cũng có trong bếp