Bệnh huyết áp thấp, chớ chủ quan!
2016-06-16 18:45
- Huyết áp thấp nếu xem nhẹ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, để lại hậu quả đáng tiếc.
Tin liên quan
Chủ quan với bệnh huyết áp thấp, hậu quả khôn lường
Nhiều người nghĩ, chỉ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm còn bệnh huyết áp thấp thì không. Chính vì thế không ít người mắc bệnh này có tâm lý rất chủ quan.
Đã có rất nhiều trường hợp bị bệnh huyết áp thấp mà lại nghĩ mình chỉ bị tiền đình thoáng qua. Chị Như Quỳnh, 34 tuổi (Từ Liêm - Hà Nội) là một trường hợp như thế. Chị có những biểu hiện của người huyết áp thấp, nhưng vì chủ quan nên chị đã không đi khám hay thuốc thang gì. Chị đơn giản nghĩ những lần bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn thường xảy ra với mình là do bệnh tiền đình. Chị tâm sự: “Tôi bị bệnh huyết áp thấp mà không biết, cứ nghĩ bị tiền đình. Đến khi bệnh nặng quá rồi, phải nhập viện thì mới biết mình bị huyết áp thấp”.
Chị Quỳnh vì chủ quan mà không phát hiện ra bệnh của mình. Huyết áp được duy trì nhờ vào áp lực co bóp của cơ tim, thể tích máu trong cơ thể mỗi người và độ co giãn của thành động mạch. Nếu một trong các yếu tố trên bị rối loạn thì người bệnh sẽ có biểu hiện tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.
Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp. Người bệnh sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, thi thoảng bị ngất xỉu. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều khiến cho hệ thần kinh vì thế bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng như não, tim...
Huyết áp thấp gây nhồi máu cơ tim nếu không chữa trị kịp thời
Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ bệnh huyết áp cao mới làm cho người bệnh dễ bị biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mới nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng mang lại những nguy hại không kém. Bệnh nhân huyết áp thấp hoàn toàn có thể bị nhồi cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị. Trường hợp của bác Minh Thuận (58 tuổi, ở Bắc Ninh) là một ví dụ điển hình.
Bác Thuận phát hiện ra mình bị huyết áp thấp nhưng không đi khám để chữa trị tận gốc. Bác chia sẻ: “Mỗi lần tôi thấy có hiện tượng hoa mắt, người mệt mỏi là tôi cứ ăn ngay vài cái kẹo hoặc uống chút nước đường là đỡ”. Vì tự tìm ra “phương pháp điều trị” cho mình nên bác Thuận cứ thế áp dụng triệt để. Bác không biết, đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể chữa khỏi bệnh huyết áp thấp của mình. Đến một ngày, bác gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…, nhưng áp dụng "bài cũ" lại không có tác dụng. Bác dần ngất lịm và phải vào viện cấp cứu. Lần đó, bác Thuận đã bị nhồi máu cơ tim. May mắn là hiện bác Thuận đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục sức khỏe.
Nhiều người bị huyết áp thấp có thể gặp tình trạng sốc, gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những người đang lái xe hoặc làm việc trên cao. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các cơ quan tim, phổi, gan… bị suy yếu trầm trọng.
Chế độ cho người huyết áp thấp
Đầu tiên, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học.
Ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, giàu vitamin A, kẽm…
Người bệnh phải uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.
Tăng cường một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Khi tập thấy mệt thì nên điều chỉnh bài tập nhẹ nhàng hơn, tránh bị mất sức.
Cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện ra những rắc rối về sức khỏe và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự đề ra bất kỳ một phương pháp chữa bệnh nào cho riêng mình hoặc tự mua thuốc về uống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ người bệnh bị huyết áp thấp
Bài 1: Nước hạt sen hầm gừng tươi và táo đỏ
Chuẩn bị:
Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát
Cách làm:
Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên sau đó cho vào sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 lần để có kết quả tốt nhất.
Bài 2: Trứng gà đun gừng tươi
Chuẩn bị:
Trứng gà tươi 1 quả
Gừng tươi 1 nhánh
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch gừng, thái lát.
Bước 2: Cho 1 cốc nước vào nồi đun cùng gừng đã thái lát ở trên.
Bước 3: Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc nước thì đập trứng gà vào khuấy đều.
Bước 4: Đun nhỏ lửa thêm 2 phút nữa rồi bắc ra ăn nóng.
Bạn cần ăn liền 5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần để ổn định huyết áp của mình.
Bài 3: Cháo cá diếc
Chuẩn bị:
1 con cá diếc
50g gạo nếp
Cách làm:
Bước 1: Làm sạch cá, bỏ ruột
Bước 2: Cho cá và đun sau đó cho tiếp gạo nếp vào nồi ninh nhừ thành cháo
Bước 3: Thêm gia vị hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng.
Mỗi tuần bạn nên ăn 3 lần, ăn liền trong 3 tháng để huyết áp ổn định.
Hạnh Vân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Ly hôn, loạt sao nam này vẫn giữ mối quan hệ thân mật với vợ cũ