Trung thu, gặp nghệ nhân của những chiếc đèn kéo quân kỷ lục
2014-08-26 20:48
- (Em đẹp) - Có một người đàn ông xấp xỉ 60 tuổi vẫn cần mẫn với những chiếc đèn kéo quân mỗi mùa Trung thu về.
Tin liên quan
Căn phòng bừa bộn giữa một bên là cửa hàng tạp hóa với những dưa, cà, kẹo lạc, thuốc lào và một bên là những chiếc đèn kéo quân to nhỏ các loại, sặc sỡ, đẹp lộng lẫy bày la liệt. Đó là không gian làm việc của nghệ nhân Vũ Văn Sinh (xóm Hòa Bình, thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) – người đã chế tác thành công những chiếc đèn kéo quân kỷ lục, nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc.
>>> Không khí Tết Trung thu 2014 rộn ràng khắp nơi
Cơ duyên với chiếc đèn kỷ lục
>>> Không khí Tết Trung thu 2014 rộn ràng khắp nơi
Cơ duyên với chiếc đèn kỷ lục
Ông Sinh là một trong 2 nghệ nhân cuối cùng của ngôi làng nức danh một thuở về tài làm đèn kéo quân. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề truyền thống, từ nhỏ ông đã bị hấp dẫn bởi những câu chuyện mà cha ông gửi gắm qua những chiếc đèn. Cầm cây đèn đi chơi trăng cùng bố, cảm giác rất vênh vang, sung sướng, bởi thời bấy giờ đó là đồ chơi xa xỉ, cầu kỳ, khó làm.
Năm 8 tuổi, ông đã biết tự làm đèn cho các em và các bạn cùng chơi. Khi có con trai và cháu, ông cũng làm những chiếc đèn kéo quân thật đẹp tặng cho chúng. Nhìn những đứa trẻ đắm đuối nhìn sản phẩm mình làm ra, cảm giác thực là “sướng hơn được ăn cỗ”.
Chiếc đèn kéo quân truyền thống thường có hình lục giác, chia làm 2 phần. Phần ngoài được dán bằng giấy xuyến chỉ màu trắng. Những dóng trụ đèn được quấn bằng các loại giấy màu, giấy kim vàng óng ánh trổ họa tiết để dán vào đầu và chân các trụ đèn. Phần trong đèn là một trục tre tròn, phía trên gắn một chiếc chong chóng có nhiều mũi để hứng gió. Các hình ảnh trên đèn thường nói về việc nghĩa, tinh thần yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc như các tướng sĩ xung trận, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa…được gắn vào vòng tre đặt dưới cánh chong chóng.
Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của phần trên đèn là làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động tựa như xem chiếu bóng. Bọn trẻ chơi đèn thường ngồi xúm xít bên nhau, chú tâm đến mức như bị thôi miên theo dõi câu chuyện xoay vòng tiếp nối, kể hoài không dứt, hấp dẫn như trường ca, thu hút như thi sử.
Thời thế đổi thay, đèn lồng không còn được ưa chuộng như trước nữa, khi trong làng nhiều người đành rứt lòng rời nghề tổ vì kế sinh nhai thì ông vẫn quyết tâm theo đuổi. Và rồi bằng tình yêu nghề, sức lực và tâm huyết của người con nơi mảnh đất đã từng nức tiếng gần xa giúp cho những chiếc đèn kéo quân vẫn còn lại với thời gian, dù trải qua biết bao thăng trầm.
Tên tuổi ông Sinh trở nên nổi tiếng vào năm 2006, khi ông và các nghệ nhân khác của làng thực hiện thành công chiếc đèn kéo quân cao 6,5m, rộng 2,56 m được ghi vào sách Kỷ Lục Việt Nam. Đèn chia thành hai vòng gồm: vòng trong và vòng ngoài. Vòng trong được lắp ghép với trục quay chính, vòng ngoài được chia thành sáu múi hình lục lăng để trang trí các đề tài truyền thống, lịch sử dân gian...
Chiếc đèn kỷ lục gồm 3 phần, trên thân đèn là hình trống đồng Ngọc Lũ tượng trưng 4.000 năm dựng nước và giữ nước với các hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng cưỡi voi. Phần dưới thân đèn thể hiện các đề tài dân gian, cây đa, chú Cuội, chị Hằng, chăn trâu thả diều, đám cưới chuột, hứng dừa. Phần thân đèn thể hiện thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ xâm lược. Hình ảnh công nông liên minh chắc tay súng, vững tay cày...Để bao bọc hết phần ngoài của đèn phải cần đến 70m vải sa tanh, trọng lượng của đèn nặng 3.000kg. Khi sử dụng, đèn quay 360 độ, vận tốc quay khoảng 15-20 vòng/ phút.
Ông Sinh bên chiếc đèn khổng lồ với chiều cao 2,2m, rộng 1,4m
Theo ông Sinh, trong khi ông làm chiếc đèn kéo quân khổng lồ, nhiều người khẳng định rằng đó sẽ chiếc đèn lồng “chết” – nghĩa là không thể quay. Nhưng ông đã chứng minh được điều ngược lại. Bởi lẽ, người nghệ nhân này đã nắm được các bí quyết nhiều đời của làng nghề Cao Viên. Vào thời điểm đó, chính ông đã làm ngày đêm, dồn hết mọi tâm trí để làm nên chiếc đèn kéo quân khổng lồ. Ông Sinh kể, những ngày vào mùa Trung thu, gần như ông làm việc mỗi ngày khoảng 10 tiếng đồng hồ, tất cả vì những sản phẩm đèn kéo quân lung linh kịp bán cho người đã đặt hàng trước.
Thắp lửa, giữ nghề
Mùa Trung thu năm nay, ông Sinh đã dành một tuần để hoàn thành chiếc đèn kéo quân cao 2,2m, rộng 1,5m. Trong ánh sáng lung linh của đêm trăng rằm, chiếc đèn kéo quân sẽ kể câu chuyện đầy tự hào về truyền thống đấu tranh và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hình ảnh hai bà Trưng ra trận, nhà Lý lập nước, Đinh Bộ Lĩnh khởi nghĩa, xen lẫn những hình ảnh hùng tráng đó là con trâu – chú cuội – chị Hằng, người nông dân ra đồng, người công nhân làm việc trong nhà máy đầy bình yên, dung dị.
Nghề làm đèn kéo quân yêu cầu sự chính xác, kiên trì cao
Trong thời gian sắp tới, ông Sinh sẽ chế tác chiếc đèn kéo quân có kích thước khổng lồ hơn chiếc đèn kỷ lục năm 2006 với 9 tầng vòng quanh đèn. Theo ông, đó sẽ là một cảnh tượng kỳ thú, đầy ấn tượng.
Vào những ngày đầu tháng 8, thanh niên trong làng kéo đến học nghề và phụ ông rất đông. Ông Sinh hướng dẫn họ rất nhiệt tình, thậm chí tự tay vào bếp để nấu cơm, mua rượu đón tiếp. “Mình phải làm nghề để giữ nghề và cố gắng truyền nghề” - nghệ nhân Vũ Văn Sinh nói – “Tôi không sợ đèn kéo quân làm ra không bán được, cũng không sợ mất thời gian. Trung thu thì phải có đèn kéo quân để cho các cháu bé chơi trăng”.
Chiếc đèn kéo quân truyền thống thường có hình lục giác, chia làm 2 phần. Phần ngoài được dán bằng giấy xuyến chỉ màu trắng. Những dóng trụ đèn được quấn bằng các loại giấy màu, giấy kim vàng óng ánh trổ họa tiết để dán vào đầu và chân các trụ đèn. Phần trong đèn là một trục tre tròn, phía trên gắn một chiếc chong chóng có nhiều mũi để hứng gió. Các hình ảnh trên đèn thường nói về việc nghĩa, tinh thần yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc như các tướng sĩ xung trận, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa…được gắn vào vòng tre đặt dưới cánh chong chóng.
Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của phần trên đèn là làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động tựa như xem chiếu bóng. Bọn trẻ chơi đèn thường ngồi xúm xít bên nhau, chú tâm đến mức như bị thôi miên theo dõi câu chuyện xoay vòng tiếp nối, kể hoài không dứt, hấp dẫn như trường ca, thu hút như thi sử.
Vào mùa Trung thu, nghệ nhân Vũ Văn Sinh thường làm việc khoảng 10 tiếng/ngày, thu về khoảng 150 ngàn đồng
Thời thế đổi thay, đèn lồng không còn được ưa chuộng như trước nữa, khi trong làng nhiều người đành rứt lòng rời nghề tổ vì kế sinh nhai thì ông vẫn quyết tâm theo đuổi. Và rồi bằng tình yêu nghề, sức lực và tâm huyết của người con nơi mảnh đất đã từng nức tiếng gần xa giúp cho những chiếc đèn kéo quân vẫn còn lại với thời gian, dù trải qua biết bao thăng trầm.
Tên tuổi ông Sinh trở nên nổi tiếng vào năm 2006, khi ông và các nghệ nhân khác của làng thực hiện thành công chiếc đèn kéo quân cao 6,5m, rộng 2,56 m được ghi vào sách Kỷ Lục Việt Nam. Đèn chia thành hai vòng gồm: vòng trong và vòng ngoài. Vòng trong được lắp ghép với trục quay chính, vòng ngoài được chia thành sáu múi hình lục lăng để trang trí các đề tài truyền thống, lịch sử dân gian...
Chiếc đèn kỷ lục gồm 3 phần, trên thân đèn là hình trống đồng Ngọc Lũ tượng trưng 4.000 năm dựng nước và giữ nước với các hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng cưỡi voi. Phần dưới thân đèn thể hiện các đề tài dân gian, cây đa, chú Cuội, chị Hằng, chăn trâu thả diều, đám cưới chuột, hứng dừa. Phần thân đèn thể hiện thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ xâm lược. Hình ảnh công nông liên minh chắc tay súng, vững tay cày...Để bao bọc hết phần ngoài của đèn phải cần đến 70m vải sa tanh, trọng lượng của đèn nặng 3.000kg. Khi sử dụng, đèn quay 360 độ, vận tốc quay khoảng 15-20 vòng/ phút.
Ông Sinh bên chiếc đèn khổng lồ với chiều cao 2,2m, rộng 1,4m
Thắp lửa, giữ nghề
Mùa Trung thu năm nay, ông Sinh đã dành một tuần để hoàn thành chiếc đèn kéo quân cao 2,2m, rộng 1,5m. Trong ánh sáng lung linh của đêm trăng rằm, chiếc đèn kéo quân sẽ kể câu chuyện đầy tự hào về truyền thống đấu tranh và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hình ảnh hai bà Trưng ra trận, nhà Lý lập nước, Đinh Bộ Lĩnh khởi nghĩa, xen lẫn những hình ảnh hùng tráng đó là con trâu – chú cuội – chị Hằng, người nông dân ra đồng, người công nhân làm việc trong nhà máy đầy bình yên, dung dị.
Nghề làm đèn kéo quân yêu cầu sự chính xác, kiên trì cao
Vào những ngày đầu tháng 8, thanh niên trong làng kéo đến học nghề và phụ ông rất đông. Ông Sinh hướng dẫn họ rất nhiệt tình, thậm chí tự tay vào bếp để nấu cơm, mua rượu đón tiếp. “Mình phải làm nghề để giữ nghề và cố gắng truyền nghề” - nghệ nhân Vũ Văn Sinh nói – “Tôi không sợ đèn kéo quân làm ra không bán được, cũng không sợ mất thời gian. Trung thu thì phải có đèn kéo quân để cho các cháu bé chơi trăng”.
Cùng chủ đề Trung thu 2014 Tặng bánh mùa Trung Thu: "Hết phú quý bớt sính lễ nghĩa" Đèn lồng "hướng về biển đảo" hút khách mùa Trung Thu 2014 Ảnh: Xem làng nghề ...mặt nạ hối hả đón Trung thu |
Lê Yến
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Khám phá nguyên nhân 12 chòm sao nữ dù đẹp nhưng vẫn ế