Ảnh: Xem làng nghề ...mặt nạ hối hả đón Trung thu
2014-08-14 14:25
- (Em đẹp) - Những chiếc mặt nạ sư tử, tôn ngộ không, chú tễu,... được người dân làng Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) thiết kế giống như thật.
Tin liên quan
Có mặt tại làng Hảo (Yên Mỹ, Hưng Yên), không khí Trung Thu đã tràn ngập khắp con đường. Nhiều nhà tất bật chuẩn bị các sản phẩm mặt nạ, trống để phục vụ Rằm Tháng Tám.
Anh Vũ Hữu Trường (28 tuổi) nhưng đã có thâm niên 10 năm trong nghề làm mặt nạ bồi cho biết, trước đây, gia đình anh chỉ sản xuất trống vì đó là nghề cổ truyền của gia đình. Tuy nhiên, theo xu hướng của thị trường nên hiện tại gia đình anh sản xuất thêm mặt nạ bồi.
"Khoảng 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng trong nước bắt đầu quay trở lại với đồ chơi truyền thống. Nên cứ đến dịp rằm trung thu, gia đình tôi phải thuê thêm nhân công trong làng sản xuất mới đủ hàng giao cho khách", anh Trường tâm sự.
"Khoảng 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng trong nước bắt đầu quay trở lại với đồ chơi truyền thống. Nên cứ đến dịp rằm trung thu, gia đình tôi phải thuê thêm nhân công trong làng sản xuất mới đủ hàng giao cho khách", anh Trường tâm sự.
Cũng theo anh Trường, để tạo được những đường nét giống với hình khuôn, mỗi chiếc mặt nạ phải đảm bảo ít nhất từ 5 - 7 lớp tạo độ cứng cáp. Khi tách mặt nạ ra khỏi khuôn, người thợ phải thật khéo léo, tránh làm hỏng sản phẩm thô. Hiện tại, gia đình anh Trường sản xuất trên mười loại mặt nạ, bao gồm: chú tễu, tôn ngộ không, chư bát giới, chú cuội,... Mỗi sản phẩm có giá bán từ 20.000 đồng - 30.000 nghìn/chiếc tùy vào độ tinh xảo.
Rời nhà anh Trường, chúng tôi có mặt tại nhà chị Nguyễn Thị Vân - một trong những hộ kinh doanh lớn về nghề làm mặt nạ bồi. Trong khu xưởng sản xuất rộng chừng 200m2, mặt nạ được xếp la liệt trên nền đất, chuẩn bị đóng hàng giao cho khách. Chị Vân cho biết, khách hàng chủ yếu của gia đình chị là các hộ kinh doanh trên phố cổ Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
"Để làm được chiếc mặt nạ đẹp, bền, người làm phải xé giấy thật nhỏ, rồi "bồi" từng lớp, từng lớp vào khuôn cẩn thận. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm phải phơi từ một đến hai nắng rồi mới quét sơn. Đặc biệt không được sấy, vì nếu sấy mặt nạ sẽ bị cong, vênh và biến dạng", chị Vân chia sẻ bí quyết.
"Để làm được chiếc mặt nạ đẹp, bền, người làm phải xé giấy thật nhỏ, rồi "bồi" từng lớp, từng lớp vào khuôn cẩn thận. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm phải phơi từ một đến hai nắng rồi mới quét sơn. Đặc biệt không được sấy, vì nếu sấy mặt nạ sẽ bị cong, vênh và biến dạng", chị Vân chia sẻ bí quyết.
Các hộ sản xuất tại làng Hảo (Yên Mỹ, Hưng Yên) rực rỡ sắc màu của những chiếc mặt nạ bồi
Xé giấy "bồi" vào khuôn là bước đầu tiên của quá trình sản xuất mặt nạ
Người thợ cẩn thận bồi từng lớp giấy, tránh giấy bị rách
Nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất là hồ được làm từ bột sắn
Những chiếc khuôn đều do những người thợ tự chế tạo theo yêu cầu của khách hàng
Sản phẩm hoàn thiện phải được phơi từ một đến hai nắng để tránh ẩm mốc
Công đoạn quét sơn cũng khá quan trọng. "Nếu sơn dầy quá sản phẩm sẽ thô. Nếu mỏng quá, không đảm bảo được độ bền và sắc nét của mặt nạ", chị Nguyễn Thị Năm cho biết.
Công đoạn cố định cho mặt nạ cũng khá quan trọng...
... để tránh sản phẩm bị méo.
Mỗi chiếc mặt nạ như thế này có giá từ 20.000 đồng - 25.000 đồng
Trẻ nhỏ ỏ làng Hảo luôn là những "thượng đế" đầu tiên được chơi đùa cùng mặt nạ. Trong ảnh, bé Hương Lan (3 tuổi) đang chơi đùa cùng chiếc mặt nạ do bố em vừa làm.
Mặt nạ hình đầu trâu đang trong giai đoạn hoàn thiện
Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng rực rỡ sắc màu của những chiếc mặt nạ bồi. Mỗi sản phẩm mặt nạ tại đây có giá từ 35.000 đồng - 40.000 đồng
Hoàng Sa
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
3 phim Hoa ngữ bị 'đắp chiếu' vô thời hạn vì scandal của diễn viên chính