27 Tết, thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ là thấy Tết!

Thu Hà 2018-02-12 13:41
- Ngày 27 Tết, các gia đình tất bật gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết đã trở thành hình ảnh không thể thiếu, làm nên “không khí Tết” của người Việt Nam.

Thấy bánh chưng là thấy “không khí Tết” 

Thời điểm này, bên cạnh việc tranh thủ từng giờ sắm Tết thì các gia đình hầu hết đều tất bật với việc gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết. Tràn ngập khắp các ngõ xóm, phố phường là hình ảnh các gia đình rửa lá dong, làm đậu, vo gạo gói bánh chưng

Ai cũng bảo "Thấy bánh chưng là thấy không khí Tết!". Tết cổ truyền đã về thật gần bên từng gia đình, làng xóm với công cuộc gói bánh chưng. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Thịt ba chỉ rắc hạt tiêu, đậu xanh đồ nhuyễn, gạo nếp vo sạch, lá dong xanh đã sẵn sàng. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Thành quả từ đôi bàn tay khéo léo là những chiếc bánh chưng vuông vức, xinh xắn. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Một gia đình nhiều thế hệ quây quần gói bánh chưng. Khung cảnh đặc trưng này làm bất cứ người con xa quê nào cũng muốn về nhà ăn Tết. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Mặc dù các siêu thị, cửa hàng đều bán bánh chưng làm sẵn nhưng nhiều gia đình tại Hà Nội vẫn giữ phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Theo lý giải của họ thì Tết nhất bây giờ không còn thiếu thốn như Tết xưa. 

Và đồ ăn đều bày sẵn ngoài kia, chỉ cần chạy ù ra siêu thị là có ngay vài cặp bánh chưng, đồ ăn Tết, bánh kẹo các loại. Thế nhưng, nếu thiếu mất công đoạn gói bánh chưng thì sẽ thấy Tết có vẻ "thiếu thiếu". 

Chị Nguyễn Hoa (Q. Hà Đông, Hà Nội) cho rằng dù sung túc, đầy đủ đến đâu thì cả nhà cùng quây quần gói bánh chưng vẫn là văn hóa không thể thiếu của ngày Tết. Chính điều này làm nên không khí rộn rã của ngày Tết cổ truyền. 

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Đàn ông sửa nhà, đàn bà rửa lá dong, gói bánh chưng ăn Tết. 

Đâu đâu cũng thấy một "màu Tết" rất đặc trưng! "Tết nhất chỉ vui nhất lúc nấu bánh chưng. Cả nhà ngồi quây quần bên nồi bánh chưng bốc hơi nghi ngút, dậy mùi thơm", chị Hoa nói. 

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Thấy lá dong xanh gói bánh chưng là thấy Tết về thật rộn rã. 

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Trẻ háo hức với công đoạn gói bánh chưng. Trẻ nhỏ bao giờ cũng được bố mẹ gói riêng cho một đôi bánh chưng nhỏ. Với trẻ, đây là món quà Tết khiến chúng vô cùng háo hức. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Và công đoạn vui nhất, làm nên không khí ngày Tết là đây - luộc bánh chưng! Tạo dáng "bá đạo" bên cạnh nồi bánh chưng đang sôi ùng ục. 

27 Tết rồi, nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Nồi bánh chưng bỗng trở thành "cái cớ" để cả gia đình chụp ảnh bên nhau.

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Còn buổi tối, trẻ nhỏ túm năm tụm ba bên chiếc chiếu, bày ra đủ trò chơi để trông nồi bánh chưng cùng người lớn. 

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Một nhà nấu bánh chưng buổi tối, cả ngõ ra góp vui, chuyện trò rôm rả. 

Ấm áp Tết homemade – Tết đoàn viên

Giáp Tết, chị Thùy Dương (Q. Ba Đình, Hà Nội) chỉ ước mình có “ba đầu sáu tay” để hoàn thành các đầu việc. Ban ngày chị bận làm việc nơi cơ quan đến tận 29 Tết mới nghỉ. Cho nên, việc chuẩn bị Tết chị chỉ có thể tranh thủ vào buổi tối.

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Món ăn truyền thống ngày Tết đều do một tay chị Dương nấu nướng. Ảnh: NVCC

Bởi chị nổi tiếng nấu đồ ăn ngon nên cứ đến Tết là nhiều họ hàng lại nhờ chị nấu giúp một vài món Tết. Món ăn Tết “tủ” của chị Dương gồm có chè kho, bánh chưng, cá kho, giò thủ.

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Thịt đông, dưa muối, kiệu muối là thứ không thể thiếu. 

Nhiều năm nay, chị đều tự tay nấu đủ các món ăn Tết truyền thống để gia đình cùng thưởng thức.

28 Tết rồi, đi đâu cũng thấy nhà nhà nhộn nhịp gói bánh chưng, làm giò thủ ăn Tết

Nguyên liệu làm giò thủ. Dù lích kích nhưng chị vẫn thích tự tay làm mọi thứ để cả nhà được ăn ngon.

Ảnh: NVCC

Bánh chưng, thịt đông, cá trắm kho kiểu truyền thống, giò gà chọi, hành, kiệu muối, mứt gừng, mứt dừa, chè kho… Rất nhiều món nhưng mỗi món chị chỉ nấu với số lượng vừa đủ và nấu đúng theo cách truyền thống để gia đình có một cái Tết đậm chất “nhà làm”.

Chị đề ra một số nguyên tắc khi nấu ăn là không dùng hạt nêm, mỳ chính, màu thực phẩm. Thay vào đó, chị Dương chỉ dùng thực phẩm sạch, nước mắm cốt thật ngon, gia vị, màu sắc nếu cần sẽ lấy từ rau củ quả tự nhiên. Tuy lích kích nhiều việc nhưng chị Dương cảm thấy vui, ấm áp khi cả gia đình cùng quây quần chuẩn bị mâm cỗ Tết, cỗ Tất niên sau một năm làm việc bận rộn.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Du lịch Đà Nẵng check-in Ghềnh Bàng - điểm đến hoang sơ ít người biết