Theo dõi sự phát triển của bé sơ sinh tháng đầu tiên chào đời

2016-04-01 13:00
- Trong 1 tháng đầu đời, mẹ cần tìm hiểu những đặc điểm, thói quen của bé, từ đó có thể đáp ứng các nhu cầu của bé, tạo nền tảng cho bé phát triển những kỹ năng.

Trẻ mới sinh chỉ có ăn và ngủ cả ngày. Tuy nhiên ngay từ giai đoạn đầu đời này bé đã bắt đầu học hỏi và phát triển đầy đủ các kỹ năng. Tốc độ tiếp thu của bé rất đáng kinh ngạc. Cùng tìm hiểu những sự phát triển về thể chất, giác quan và não bộ của bé mẹ nhé.

Sự phát triển thể chất

Trong những tuần đầu tiên bé vẫn còn ở tư thế nằm co, chân co lên và bàn tay nắm chặt như khi còn nằm trong tử cung nhưng chẳng bao lâu sau bé sẽ bắt đầu duỗi người thẳng ra khi các khớp trở nên mềm dẻo hơn. Phải bảo đảm rằng bạn luôn luôn nâng đỡ đầu bé và không bao giờ được lắc lư bé.

Cử động

Ngay cả trước khi sinh bé đã bắt đầu tập luyện các cơ và giờ đây bé có nhiều không gian hơn để làm điều đó. Khi thức bé vung vẩy tay và đá chân rất mạnh, đặc biệt khi đáp ứng với kích thích khó chịu hoặc khóc. Vào lúc này những cử động này là những phản xạ ngẫu nhiên, không tự ý nhưng nó làm tăng sức mạnh cơ bắp, kích thích hệ thần kinh ,đặt nền tảng cho những cử động tự ý sau này.

Nếu bạn đặt bé nằm sấp trong nôi hoặc giữ bé nằm sấp trên tay, bé sẽ cố gắng ngóc đầu lên. Giữ bé ở tư thế này nhiều lần sẽ giúp bé tăng cơ ở cổ, ngực và cột sống.

Theo dõi sự phát triển của bé sơ sinh tháng đầu tiên chào đời

Các giác quan

Các giác quan của bé phối hợp chặt chẽ với nhau để tiếp nhận tất cả những thông tin cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Ví dụ bé có thể nhận ra mùi đặc trưng của cơ thể mẹ chỉ vài giờ sau khi sinh và bé sẽ nhanh chóng biết liên hệ mùi này với âm thanh giọng nói của mẹ và cảm giác dễ chịu khi được ôm ấp trong vòng tay mẹ.

Khả năng nhìn rõ

Lúc mới sinh bé chỉ có thể nhìn thấy hình dạng đồ vật bởi tầm nhìn của bé còn hạn chế. Nhưng trong tháng đầu tiên này bé dần dần đạt được khả năng tập trung tốt hơn, mặc dù khả năng nhìn rõ hoàn toàn bằng hai mắt chỉ đạt được khi bé được 3 tháng tuổi.

Thời điểm này bé có thể tập trung tốt nhất trong khoảng 20-35cm bằng khoảng cách bé có thể nhìn rõ mặt mẹ khi mẹ bế và cho bé bú. Ở khoảng cách này bé có thể theo dõi các cử động trên gương mặt mẹ.

Cố gắng quan sát gương mặt mẹ và các thành viên trong gia đình là điều quan trọng đối với bé. Mẹ có thể treo một đồ chơi di động trên nôi, treo hơi nghiêng về một bên để bé quan sát, học hỏi.

Ngôn ngữ

Hãy trò chuyện với con càng nhiều càng tốt và cố gắng cường điệu giọng nói khi trò chuyện với bé. Việc trò chuyện ở giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ đang bắt đầu dạy bé làm quen với các câu đàm thoại. Không lâu sau đó, bé sẽ bắt đầu trả lời mẹ bằng cách phát ra những âm thanh hoặc mấp máy môi.

Cảm xúc

Ngay từ lúc mới sinh bé đã có cảm xúc. Từ giây phút đầu đời, bé rất nhạy cảm với trạng thái và cảm xúc của những người xung quanh. Bé có thể thấy khó chịu khi mẹ buồn và bình thản khi mẹ thư giãn. Đây là đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh.

Khóc

Bé sẽ khóc để biểu lộ sự đói khát, mệt mỏi hoặc không thoải mái. Đôi khi bé cũng khóc do chán hoặc cảm thấy bị bỏ bê, cần bố mẹ dỗ dành.

Đáp ứng lại tiếng khóc của bé là điều bố mẹ nên làm. Sự chăm sóc và tình yêu vô hạn bố mẹ dành cho bé sẽ dạy bé cách đáp ứng tích cực và cũng giúp bé phát triển thành một đứa trẻ tự tin, vui vẻ.

Niềm hạnh phúc

Mẹ có thể biết khi nào bé đang cảm thấy hài lòng vì lúc đó bé sẽ nằm ngoan ngoãn, nhìn chăm chú vào mắt mẹ hoặc đồ vật xung quanh. Thời gian này tuy ngắn vì bé dành hầu như cả ngày để ngủ. Tuy nhiên điều này rất quan trọng, là cơ hội để bộ não phát triển thay thế các nhu cầu thể chất trong giây lát.

Bản thân người mẹ khi thấy bé như vậy cũng sẽ vui, vì đây là dấu hiệu mẹ đáp ứng đủ đầy những yêu cầu của bé. Điều này làm tăng sự tự tin trong vai trò làm mẹ và tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Việt Hà

Nguồn: TK

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Khi bình yên, người ta thường quên đi lời thề trong giông bão