Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

2018-08-09 15:39
- Bác sĩ CKII Chuyên ngành sản khoa Nguyễn Thanh Hoa sẽ giải đáp giúp các mẹ vấn đề được nhiều người quan tâm: Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

Sinh mổ được cho rằng không sinh lý bằng sinh thường (đẻ đường dưới). Các mẹ bầu sinh mổ thường trở lại cuộc sống bình thường chậm hơn các mẹ bầu đẻ thường. Tuy nhiên, do sự phát triển của y học trong giảm đau sau mổ, do các dịch vụ y tế sau sinh cho các mẹ mổ đẻ ngày càng hoàn thiện mà sau mổ không còn là nỗi ám ảnh của nhiều sản phụ nữa.

Hãy cùng tìm hiểu xem các mẹ sau sinh mổ nên ăn gì và sẽ phục hồi như thế nào?

Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

Bác sĩ CKII chuyên ngành sản khoa Nguyễn Thanh Hoa.

6 giờ đầu sau mổ

Sau mổ đẻ, các sản phụ được theo dõi các chỉ số sinh tồn bằng máy monitor khoảng 6 giờ. Cũng giống như sinh thường, sau khi em bé ra khỏi tử cung, tử cung người mẹ co chặt lại thành “cầu an toàn”, có tác dụng giảm chảy máu sau mổ. Cứ 30 phút/1 lần, các mẹ xoa nhẹ tay vào tử cung của mình, lúc này tử cung ngay dưới rốn cứng và chắc như quả bưởi. Sản dịch sẫm màu, số lượng vừa phải, được các nhân viên y tế theo dõi sát sao.

Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

Sau mổ đẻ, các sản phụ được theo dõi các chỉ số sinh tồn bằng máy monitor khoảng 6 giờ. (ảnh minh họa)

Khoảng 2–3 giờ sau mổ bạn mới có cảm giác đau vùng vết mổ hoặc đau bụng do co tử cung. Lúc đó, bạn phản ánh ngay với nhân viên y tế, bác sỹ sẽ cho bạn thuốc giảm đau.

Trong 6 giờ đầu tiên này, tuy mệt mỏi vì khá căng thẳng trong khi sinh nở và sau mổ, bạn vẫn muốn gặp em bé của bạn. Em bé sẽ gặp mẹ sau khi bạn về giường bệnh. Các nhân viên y tế sẽ giúp bạn cho con bú ngay nếu bạn sẵn sàng.

Ngày đầu tiên

Sau 6 giờ hậu phẫu, bạn cảm thấy đói, nhu động ruột sôi réo, bạn có thể ăn cháo hoặc uống sữa, không cần đợi trung tiện mới. Tuy nhiên, một số mẹ bầu phải gây mê khi mổ lấy thai thì nên đợi có trung tiện hãy ăn bữa đầu tiên, vì bệnh nhân gây mê nội khí quản thường có thời gian liệt ruột khoảng 12 – 24 giờ.

Ngay sau ăn bữa đầu tiên, thường mẹ cũng hết phải truyền dịch, nhân viên y tế sẽ rút hết đường truyền, sonde bàng quang, bạn có thể ngồi dậy, nhưng chưa nên đi lại nhiều vì bạn còn đau vết mổ, vì có thể bạn chưa đủ tự tin... không cần cố gắng nhiều. Các nhu cầu cá nhân của bạn, nhân viên y tế sẵn sàng giúp đỡ bạn và bạn vẫn được dùng giảm đau nếu bạn thấy đau.

Ngày đầu tiên, một số mẹ đã có sữa non, và việc cho con bú ngay ngày đầu tiên sẽ kích thích gọi sữa về. Cá bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách cho con bú mẹ, tư thế của em bé, cách bắt núm vú như thế nào hiệu quả nhất...

Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

Sinh mổ nên ăn gì và nên ăn vào lúc nào là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. (ảnh minh họa)

Ngày thứ hai

Sau một giấc ngủ đủ, bạn cảm thấy thư giãn và tự tin. Các mẹ nhớ ăn đủ chất và uống nhiều nước. Một số mẹ có cảm giác căng tức ngực, chính là dấu hiệu sữa đã về. Sản phụ nên cho con bú luôn. Một lưu ý mà các mẹ cần biết, sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào bạn có ngủ tốt không, có được thư giãn giảm stress không chứ không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống.

Bây giờ, các mẹ có thể đứng dậy đi lại khá thoải mái để thực hiện các nhu cầu tối thiểu của mình. Nếu vẫn đau vết mổ hay đau co tử cung, các bạn có thể đặt thuốc giảm đau đường hậu môn, mỗi lần đặt như vậy thường có tác dụng 6 – 12 giờ, nhưng không nên lạm dụng nhiều. Thuốc giảm đau thường dùng là Vontaren hoặc Parcetamon viên đạn.

Ngày thứ 3

Vì được chăm sóc tốt từng bữa ăn, giấc ngủ và giảm đau sau mổ tốt, ngày thứ 3 sau mổ đẻ sản phụ có thể được đánh giá phục hồi tốt và xuất viện.

Trước khi xuất viện, bác sỹ sẽ kiểm tra và thay băng vết mổ cho bạn; kiểm tra sản dịch ra dưới âm đạo nhiều hay ít, có mùi hôi không... Đặc biệt, các bác sỹ sẽ kiểm tra 2 vú của bạn xem tình hình về sữa như thế nào, hướng dẫn cho bạn cách vắt sữa và nuôi con bằng sữa mẹ, tránh tình trạng áp xe vú khi nuôi con nhỏ.

Sau mổ đẻ 72 giờ, người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và có thể về nhà. Trừ một tỷ lệ nhỏ các sản phụ có tình trạng nhiễm trùng hay bất thường nào đó mới phải ở lại theo dõi tiếp tại bệnh viện.

Sinh mổ nên ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh phục hồi?

Sau mổ đẻ 72 giờ, người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và có thể về nhà. (ảnh minh họa)

Về nhà

Tuần đầu tiên ở nhà, bạn vẫn yếu hơn nhiều so với người bình thường do bạn vừa trải qua 9 tháng mang thai và một cuộc mổ đẻ. Bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ, tránh lo lắng thái quá..

Các mẹ khi về nhà không nên nịt bụng vội. Thật sai lầm khi các mẹ nịt bụng sớm, dễ gây nên tình trạng bế sản dịch, gây băng huyết sau mổ. Bạn chỉ nịt bụng khi hết ra sản dịch. Sản dịch ở những sản phụ mổ lấy thai thường ra ít hơn sản phụ đẻ thường, thời gian ra sản dịch trung bình từ 10 – 15 ngày.

Nếu bạn có ra máu âm đạo nhiều, máu đỏ tươi hoặc ra máu sẫm màu nhưng có mùi hôi, bạn phải vào bệnh viện kiểm tra ngay. Sốt cũng là một triệu chứng cảnh báo bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.

Vết mổ thành bụng của sản phụ sau 7 ngày đã liền tốt, bạn không cần băng nữa và lúc này sản phụ có thể tắm bình thường mà không sợ bục vết mổ. Nếu vết mổ đỏ lên, chảy dịch hay các mép không liền nhau, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay.

Sau 1 tháng, mẹ có thể phục hồi hoàn toàn, một số mẹ có thể có kinh nguyệt trở lại. Việc có kinh nguyệt trở lại phụ thuộc vào nội tiết của từng người và phụ thuộc vào việc bạn có cho con bú đều hay không.

Theo Khám phá

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

'Bắt thóp' bản tính đàn ông qua tướng râu