Sáng thứ 2 nên dành vài phút để đọc: Người lớn đã làm gì đứa trẻ 6 tuổi thế này?

2016-12-20 19:42
- Những dòng chia sẻ của facebooker Le Dung về đứa con nhỏ của mình hẳn sẽ khiến các bậc phụ huynh Việt phải suy ngẫm.

Bài viết của facebooker về chuyện học của cậu con trai nhỏ và những áp lực, canh tranh từng chút một như một cái máy của tụi nhỏ ở trường đang nhận được nhiều sự quan tâm, bình luận trái chiều từ người đọc. 

Một sáng đầu tuần, các bậc phụ huynh hãy dành ít phút để đọc: 

"Tốt nghiệp mẫu giáo, con mình và một bạn cùng lớp được chọn để đọc lời diễn cám ơn cô giáo và các cấp lãnh đạo. Trong đó có những cụm từ rất khó và tào lao, kiểu cám ơn các cấp lãnh đạo và chính quyền từ quận ủy, HĐND, UBND quận đến phường. 

Phân công một bạn đọc trước trường, một bạn đọc trước lớp. Con mình đọc trước lớp. Về nhà mình không quan tâm lắm, tưởng bọn trẻ được cầm giấy để đọc. Ba ngày sau, thấy con vừa đi tắm vừa lẩm nhẩm, hóa ra con đã thuộc. 

Rồi thấy bạn kia mãi không thuộc, các cô bảo với con, con sẽ đọc trước trường. Con về bắt mẹ quay video lại để kiểm duyệt. Sáng ngày ra, trong không khí nô nức của buổi bế giảng, không phải con lên nói mà bạn con. 

Sau mới biết, thằng bé thuộc không phải tài năng gì như mình tưởng, mà vì con biết đọc, lên lớp cô bận, giao cho con đọc cùng bạn để học thuộc lòng, đương nhiên vì biết đọc, con sẽ thuộc nhanh hơn.  

Mình còn chở con ra chỗ nào là trụ sở Quận Ủy, HĐND, UBND để nhìn và mường tượng ra được cái chữ con thuộc là chỗ đó, nhà đó, cơ quan đó, cấp loại giấy tờ đó (như giấy khai sinh và thẻ BHYT). Tất nhiên, con không thể hiểu ủy là gì. 

Tốt nghiệp mẫu giáo con được chọn để đọc lời cảm ơn cô giáo và các cấp lãnh đạo. (Ảnh minh họa) 

Năm con 3 tuổi, biết đọc sách lớp 1, thì cậu bạn học cùng lớp, là con trai một cán bộ vụ tiểu học của Bộ GD đã đọc vanh vách bảng thông báo viết tay của cô giáo về ngày giáng sinh cho phụ huynh một cách nhanh gọn, và số ngày tháng 24-12-2013, nên việc đọc bập bẹ và làm vài ba phép tính đơn giản của con không làm mình ảo tưởng về sức mạnh. 

Nhưng với con trẻ, lời cô giáo là kim khẩu, là vàng ngọc, việc cô giáo nói và không thực hiện đã tổn thương con không ít.  

Nên dù còn 2 tuần nữa mới kết thúc năm học, mình phải đưa con đi chơi xa ngay tối hôm đó hơn 2 tuần để con quên đi, với lời nói dối rằng vì không có Ban, Ủy này nọ đến, nên không cần thiết con lên nói, mà bạn con lên được rồi. Chỉ là tập trong trường thôi mà con, mà to nhất chỉ có cô hiệu trưởng. 

Rồi con cũng quên đi. 

Lời so sánh vô tình của bố 

Cuối tháng 11, cô giáo lớp 1 thông báo con đại diện lớp đi thi Violympic của trường. Vợ chồng về sục sạo coi cái đó là cái gì, rồi cho con làm thử.  

Thấy có mấy chỗ rất đánh đố, mà một đứa trẻ học đúng trình tự không thể làm được, kiểu 2+1+…< 3+0+…< 4-0+…, sau khi con vừa làm vừa chơi, vừa cười vì có mấy chỗ tranh vẽ buồn cười, nhởn nhơ như bò gặm cỏ, thỏ đi đua, hết 30 phút, và xếp thứ hạng 147 ngàn trong cả nước!  

Mình vào lại kiểm tra kết quả, kết quả đứng đầu là 5 phút 47 giây! Một kết quả mà ngay chính bản thân mình, chắc chắn mình không làm được với 8 vòng thi, mỗi vòng 4 bài nhỏ. Thật khủng khiếp. 

Buột mồm bảo mẹ bọn trẻ, con chưa ăn thua đâu, nhìn này. Lần đầu tiên mình làm thằng bé khóc, vì bao nhiêu thành quả của nó bị ba hắt xuống đất với một câu so sánh rất ngu dốt.  

Lần đầu tiên nó giận mình lâu thế, lần đầu tiên nó luôn lặp lại câu "con không tha cho ba đâu". Hôm sau mình vào mạng xem lại, thấy các bạn làm rất nhiều nick, mỗi lần lại làm đi làm lại rất nhiều lần, chứ không chỉ một lần, mình đem chỉ cho con và giải thích, nó mới nguôi ngoai.  

dạy trẻ 6 tuổi vào sáng thứ 2

Sự so sánh khiến con nhỏ bị tổn thương. (Ảnh minh họa) 

Nhưng thống nhất cùng nhau là con không cần làm thế, mình là đàn ông mà, làm cú một thôi, với lại đây chỉ là trò chơi, chơi chán chuyển qua trò khác chứ. Thế giới tươi đẹp này đâu chỉ mỗi trò đó đâu, con nhỉ? 

Nhưng các cụ ạ, vào trang web mới thấy sự khủng khiếp của các bậc cha mẹ trong việc xua đuổi con làm cái việc đó một cách cuồng nhiệt thế nào. Nó chỉ là trò chơi thôi mà, tại sao phải làm thế? 

Phân tích ra mới thấy, các quận có nhiều trường đại học đóng trên địa bàn, kết quả thật kinh khủng. Bọn trẻ chỉ lệch nhau vài giây, xếp hàng san sát tranh đua thứ bậc... 

Một đứa trẻ bình thường mất từ 30-50 phút cho 8 vòng thi ở lần làm bài đầu tiên, thì nó có thể biến kết quả đó thành 10 phút sau vài chục lần làm đi làm lại. Đó có phải trí tuệ và sự sáng tạo không?  

Hoàn toàn không, đó là thành tích, kiểu thuần Việt. Nó không khác mấy trò chơi điện tử, càng chơi càng thành thục, càng thành thục càng nhanh. Vậy người lớn chúng ta cần gì từ việc đó? 

Hôm qua, sau khi hỏi cô giáo con thi bằng gì, IPAD hay Notebook, mình đi sắm cho con con chuột đầu tiên trong đời nó, lần đầu tiên nó dùng chuột cho máy tính để bàn. 

Mình thực lòng thích khi biết con đi thi, nếu có thành tích, mình cũng rất vui, nên mình không đủ sức để từ chối cô giáo, không cho con đi thi, bởi lẽ thằng bé rất phấn khởi khi nghe cô giáo thông báo trước lớp.  

Nên cái duy nhất mình làm được cho con trong cơn cuồng nộ khủng khiếp này, đó là không cho nó làm lại bất cứ bài nào lần 2. Dù thế nào, nó cũng chỉ là trò chơi thôi, con ạ. 

Người lớn chúng ta đã làm gì chúng thế này? 

Chỉ là đứa bé 6 tuổi thôi mà." 

Sau hơn 6 lần cầm viên đá trong tay, chàng trai bất ngờ nhận ra giá trị không tưởng  

(Theo Trí thức trẻ)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 bài tập massage giúp mũi tròn to 'củ tỏi' thành cao thẳng, thon gọn như gái Tây