Nắm bắt những giai đoạn phát triển "tăng vọt" của bé sơ sinh (tt)

Nguyễn Mai 2015-12-04 09:22
- Khi em bé của bạn bắt đầu thời điểm phát triển tăng vọt, trẻ có thể tăng khoảng 25g/ngày. Bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của trẻ bằng mắt thường và thấy móng tay của trẻ mọc rất nhanh.
Trong phần 1, bạn đã tìm hiểu những sự thực thú vị về sự phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh và những thay đổi của trẻ trong giai đoạn này. Phần tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khác về dấu hiệu, việc theo dõi và kiểm soát sự phát triển tăng vọt của em bé.
Những dấu hiệu của sự phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh
Những dấu hiệu của sự phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh rất đa dạng và phức tạp, bao gồm các dấu hiệu phổ biến nhất sau:
-    Trẻ đói liên tục
-    Trẻ ngủ nhiều và hoóc-môn tăng trưởng chiều cao được sản sinh nhiều hơn 
-    Có nhiều hành vi khó chịu như quấy khóc, cáu kỉnh, đòi bế, không chịu nằm hoặc ngủ một mình
-    Tăng cân nhanh
-    Thay đổi giờ bú do bú nhiều hơn
Theo dõi giai đoạn phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh
Nắm bắt những giai đoạn phát triển 'tăng vọt' của bé sơ sinh (tt)
Sự phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh bao gồm cả sự phát triển về thể chất và tinh thần.
Tuần thứ 2
Khi em bé của bạn bắt đầu thời điểm phát triển tăng vọt, trẻ có thể tăng khoảng 25g/ngày. Bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của trẻ bằng mắt thường và thấy móng tay của trẻ mọc rất nhanh. Trẻ có thể ngủ khoảng 18 tiếng/ngày.
Tuần thứ 3
Ở tuần thứ 3, da của trẻ có màu hồng hào hơn và dày hơn một chút. Vào cuối tháng, trẻ có phản xạ cố gắng ngẩng đầu lên và quay đầu.
Tuần thứ 6
Em bé của bạn có khả năng nhìn tập trung, phản xạ nhanh và tỉnh táo hơn. Các giác quan của trẻ cũng nhạy bén hơn, bao gồm các khả năng nghe, nhìn, ngửi và nếm. Cũng trong giai đoạn này, trẻ biết mỉm cười và khóc với nước mắt thật.
Tháng thứ 3
Từ tháng thứ 3, trẻ bắt đầu tạo được sự gắn kết với cha mẹ và những những người thân. Trẻ có thể ngồi, giữ đồ chơi trong tay, cho tay vào miệng, nghe nhạc, hiểu được các hiệu lệnh đơn giản, vỗ tay và vẫy chào tạm biệt.
Tháng thứ 6
Trẻ đạt cân nặng gấp đôi thời điểm mới sinh. Tuy nhiên, giai đoạn này tốc độ phát triển của trẻ chậm xuống cả về cân nặng (khoảng 0,45 kg) và chiều cao (khoảng 12,7 mm).
Trẻ có thể ngồi không cần giữ và sử dụng 2 tay để cân bằng cơ thể. Trẻ cũng có thể lật người khi nằm. Sau 6 tháng, trẻ có xu hướng ngủ ít đi, chỉ khoảng 6 – 8 tiếng… Cũng trong giai đoạn này, trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn rắn, bao gồm ngũ cốc tăng cường sắt, trái cây và rau, củ nghiền nhỏ.
Tháng thứ 9
Trẻ 9 tháng tuổi là một chuyên gia lăn-lê-bò đích thực. Trẻ có thể thay đổi nhiều tư thế khác nhau như cúi người nhặt đồ chơi, bò, lăn lê, trườn, lật người… Não bộ của trẻ trong giai đoạn này cũng phát triển vượt trội. Bạn nên cho trẻ chơi các trò chơi kích thích trí tuệ phù hợp với độ tuổi của chúng. Sau 9 tháng, trẻ cũng đầu tập nói và tập đi mà không cần người đỡ.
Kiểm soát sự phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần được kiểm soát sự phát triển liên tục để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nền tảng cho những năm tiếp theo. Dưới đây là những điều cơ bản nhất bạn cần làm để cân bằng phát triển trẻ sơ sinh:
-    Cho trẻ bú sữa mẹ và đáp ứng ngay khi trẻ đói và đòi bú.
-    Cho trẻ ăn đồ ăn dặm đúng độ tuổi (không quá sớm và cũng không quá muộn).
-    Cho trẻ ngủ đủ giấc tùy vào từng giai đoạn.
-    Giúp trẻ cảm thấy thư giãn và dễ chịu, bao gồm cả việc cho trẻ bú no, vệ sinh cơ thể, chơi đùa… 
Nguyễn Mai – Nguồn: MJ
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tập 5 bài gập bụng này trong 2 tuần mỡ bụng một đi không trở lại