5 hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ ngay từ khi chào đời

Nguyễn Mai 2015-10-11 07:33
- Ngoài dinh dưỡng, có rất nhiều các hoạt động có thể giúp em bé của bạn phát triển trí tuệ sớm như sự tiếp xúc da qua da với mẹ, kết nối qua ánh mắt, phân biệt màu sắc và các trò chơi nhỏ.
Trẻ nhỏ học hỏi rất nhanh. Đó là lý do tại sao bạn nên kích thích trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh để phát triển não bộ sớm.
Nếu bạn dạy trẻ học ở độ tuổi trẻ đến trường, lúc đó có thể là quá muộn để em bé phát triển trí tuệ vượt trội hơn bạn bè của chúng. Thực tế, trẻ phát triển trí não ngay từ khi ở trong bụng mẹ và khi chào đời, trẻ vẫn tiếp tục quá trình đó không ngừng nghỉ. Một số hoạt động tưởng chừng như vô cùng đơn giản như ôm con, giao tiếp bằng mắt với con, dạy cho con cách phân biệt màu sắc, âm thanh có ý nghĩa rất lớn đến quá trình phát triển tư duy của trẻ nhỏ. Dưới đây là các hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt nhất ngay từ khi chào đời. Hãy xem và áp dụng cho con bạn ngay hôm nay.
1. Ôm con
Khi bạn ôm con sát vào người, điều này tạo ra một sự gắn kết tình cảm vô hình giữa mẹ và con. Bé có thể cảm nhận được yêu thương từ mẹ, cảm thấy an toàn hơn, các dây thần kinh của bé không bị kích động và điều này tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
2. Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn nhìn em bé, trò chuyện và làm các cử chỉ trước ánh mắt của bé, bé có thể nhìn theo bạn và phản ứng lại. Nếu bé thích thú với các hành động của bạn, bé sẽ mỉm cười, cười thành tiếng to và khua đạp chân tay nữa. Tóm lại, đây là một hoạt động đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ sau này.
5 hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ ngay từ khi chào đời
3. Chạm vào bé
Chạm là một sự tương tác khác giúp phát triển cảm quan của trẻ. Nếu bạn đặt ngón tay của bạn vào bàn tay của trẻ, bé sẽ nắm ngón tay của bạn thật chặt và bắt đầu sử dụng các đầu dây thần kinh ở ngón tay để phân tích vật đang ở trong bàn tay bé là gì. Bắt đầu từ 2 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng phân tích này. Thậm chí, trẻ còn biết đâu là người thân thiết với chúng và muốn lại gần người đó hơn những người khác.
4. Chơi trống lắc hoặc lúc lắc
Đây là một trò chơi quen thuộc mà nhiều bà mẹ cho con chơi để giúp trẻ ngừng khóc. Thực tế, sự cuốn hút của trò chơi này đối với trẻ nhỏ là do âm thanh và màu sắc sặc sỡ của đồ chơi. Khi mẹ lắc trống lắc hoặc chiếc lúc lắc, trẻ sẽ bị thu hút với âm thanh lạ và chuyển động lạ của đồ chơi khi bị lắc. Đó cũng là cách làm tăng phản xạ của trẻ bằng não bộ và giúp trẻ luyện tập tư duy nhanh nhậy hơn trước tuổi đến trường.
5. Các trò chơi về màu sắc
Mắt chính là công cụ giúp trẻ phân tích các màu sắc khác nhau. Với các trò chơi liên quan đến màu sắc như xếp hình, tô màu, trẻ có thể phát triển các chỉ số IQ (chỉ số thông minh) và chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc) toàn diện. Cả hai chỉ số này đều quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyễn Mai - Nguồn: BS
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

15 phút tập săn cơ buổi sáng