Thông tin mới nhất về số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội

2017-10-15 10:53
- Sau 7 tuần liên tiếp tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch, số mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đã giảm 80%, tức từ 500 ca xuống còn trên 100 ca/ngày.

Số mắc không chỉ giảm mạnh mà còn giảm tương đối đều ở tất cả các quận huyện trong thành phố (2 quận cao nhất là Hoàng Mai và Hà Đông cũng chỉ còn trên 10 ca/ngày, các quận huyện khác rải rác vài ca hoặc không ghi nhận).

Để đạt được kết quả trên, chính quyền các cấp, ban, ngành và người dân toàn thành phố đã cùng chung sức chung lòng, tập trung phòng chống dịch trên mọi “mặt trận”: từ ngăn ngừa, giám sát, truyền thông, tập huấn, đến điều trị, xử lý ổ dịch, phun thuốc,… Ngay từ những ngày đầu tháng 4, Ban Chỉ đạo chống dịch Bộ Y tế đã liên tục theo sát tình hình diễn biến dịch, tham mưu cho chính quyền thành phố, huy động toàn bộ lực lượng cần thiết, thành lập gần 40.000 đội xung kích diệt bọ gậy với gần 80.000 người tham gia, tổ chức phun dịch trên diện rộng, trang bị 40 máy phun cầm tay và 30 máy phun công suất lớn trên ô tô để nhanh chóng đáp ứng phòng chống dịch.

sốt xuất huyết.

“Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue” theo Quyết định 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã giúp hệ thống giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội hoạt động tích cực, hiệu quả. Số bệnh nhân sốt xuất huyết được giám sát và báo cáo từ các trạm y tế xã/phường, trung tâm y tế quận huyện, các phòng khám, bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn thành phố kể cả các cơ sở y tế tư nhân. Các số liệu thường xuyên được cập nhật và thống nhất từ các tuyến. Trung tâm y tế quận/huyện phát hiện sớm và tiến hành xử lý các ổ dịch thông qua xét nghiệm nhanh.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát véc tơ cũng đã được triển khai quyết liệt theo các quy định của Bộ Y tế, bao gồm: Giám sát bọ gậy thường xuyên tại tất cả các quận/huyện (BI, chỉ số nhà có bọ gậy, chỉ số dụng cụ chứa nước có loăng quăng bọ gậy); Giám sát ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn; Giám sát độ nhạy cảm và thử sinh học của muỗi đối với các hóa chất diệt côn trùng; Giám sát tác nhân vi rút dengue gây bệnh sốt xuất huyết trên muỗi; Giám sát trọng điểm véc tơ. Công tác giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi các nhóm chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của thành phố.

Đối với công tác xét nghiệm, trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã triển khai xét nghiệm nhanh phát hiện sớm ổ dịch (NS1), giám sát huyết thanh học (ELISA), vi rút (Sinh học phân tử PCR) một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Về hệ thống điều trị trên địa bàn Hà Nội, từ bệnh viện/phòng khámTW đến TP, quận/huyện, trong và ngoài công lập đã tích cực triển khai công tác tập huấn, khám bệnh, theo dõi, tư vấn và điều trị tại bệnh viện và tại nhà, tiếp nhận điều trị những ca nặng một cách chủ động, tạo thuận lợi cho người bệnh trong công tác khám và chữa bệnh. Ngoài ra, nhiều nơi chủ động mở thêm các phòng khám,triển khai thêm giường bệnh, mở thêm các khoa mới để thu dung bệnh nhân.

Để phòng chống dịch thành công, không thể thiếu sự tham gia từ phía cộng đồng, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố. Khi tình hình dịch gia tăng, từ 1/8 thành phố đã thành lập Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch SXH và Tổ giám sát phòng, chống dịch SXH tại tất cả các xã/phường với thành phần gồm tổ dân phố, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ đoàn thanh niên, tổ công tác mặt trận và một số cán bộ khác. Ngoài ra, thành phố đã huy động thành công các lực lượng như công an, bộ đội, dân phòng,…

Đặc biệt, chiến dịch Vệ sinh môi trường được chú trọng trên toàn bộ địa bàn thành phố. Ngay từ tháng 5, thành phố đã tổ chức triển khai hai chiến dịch vệ sinh môi trường và các hoạt động nhân ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết dengue 6/5/2017. Sau đó hàng tháng các chiến dịch vệ sinh môi trường tiếp tục được triển khai trên toàn thành phố.

Hóa chất phun trong những chiến dịch lần này được phun đúng kỹ thuật, đúng nồng độ và đúng chủng loại, tuân thủ đầy đủ quy trình và kỹ thuật phun ULV. Hóa chất diệt muỗi đã được kiểm định có hiệu quả cao trong diệt muỗi (95-97% hiệu quả diệt muỗi).

Cho đến nay, có thể nói dịch sốt xuất huyết đã được kiểm soát: Số ca mắc giảm liên tục trong 6 tuần gần đây từ tuần 32 (ngày 7-13/8) đến tuần 38 (18-24/9): giảm 55% (từ 3.569 xuống còn 1.604).

Theo dự báo của các chuyên gia, dịch SXH tiếp tục được khống chế, không có đỉnh dịch thứ 2 nếu duy trì các hoạt động chống dịch quyết liệt như hiện nay. Thành phố sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch và tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo, đáp ứng nhanh,… để giảm tối đa các ca mắc mới, bảo vệ sức khỏe của người dân thành phố. Để ngăn chặn dịch thành công, ngành y tế cũng khuyến khích người dân không nên chủ quan, tiếp tục kiểm tra, vệ sinh các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngăn ngừa lăng quăng/bọ gậy, tự phòng tránh muỗi đốt, tiếp tục phối hợp với cán bộ y tế và chính quyền trong các hoạt động phòng chống dịch.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thu Quỳnh khoe trọn hình xăm ở chân ngực: "Sẽ có người đánh giá không hay về tôi"