Nỗi niềm sợ Tết của chị em: Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn

2019-02-05 14:28
- Nhiều nàng dâu cho biết họ ngán tết tận cổ, bởi những ngày vào bếp đến sấp mặt, hết nấu cơm cúng bữa trưa, dọn dẹp rửa chén bát lại tiếp tục nấu bữa cúng cho buổi tối… Đây khổ thay lại là nỗi niềm của rất nhiều chị em ngán Tết

Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn

Chị Vũ Thị Ngọc D. (quê Lâm Đồng) chia sẻ, chị rất sợ ba ngày tết vì phải “làm dâu” nhà chồng. Cả năm ở nhà riêng của hai vợ chồng tại TP.HCM, chị cũng là người thường xuyên nấu cơm cho chồng và hai con. Chỉ có ba ngày tết làm dâu thôi, chị vẫn bị ám ảnh cảnh suốt ngày trong xó bếp.

Chồng chị D là con trai cả, chị là dâu trưởng nên phải cáng đáng nhiều việc bếp núc, cơm nước cỗ bàn. Tết năm nào cũng vậy, vừa được nghỉ việc là cả nhà lại tất tả về quê, lo dọn dẹp nhà cửa, sắm sanh, nấu đồ cúng, đón đưa ông bà.

Nỗi niềm sợ Tết của chị em: Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn


Tết nhất cả nhà đông vui, con cháu tề tựu gần 30 người. Đó hẳn là phúc phần đông con đông cháu nhưng là nỗi ám ảnh cho những nàng dâu quán xuyến việc nhà như chị D.

Vừa nấu đồ ăn sáng cho cả nhà xong là bắt tay vào làm các món đồ cho bữa cúng buổi trưa. Mọi người ăn uống xong, lại dọn dẹp và rửa chén dĩa, chưa kịp ngả lưng nghỉ ngơi xíu thì đã đến giờ chuẩn bị cho các món để cúng bữa chiều…

Hết ba ngày Tết, vê lại nhà mình là chị nằm lăn ra ngủ bù mệt lả. Cái tết cũng kết thúc trong nỗi mệt mỏi, chán chường.

Chị Phạm Thị Tú H. (Q. 7, TP.HCM) cũng thường than thở với bè bạn rằng chị ngán nhất ngày đầu năm mới vì phải về nhà chồng ăn tết. Nấu nướng đãi khách, đón con cháu đến mừng tuổi, không khi nào là được ngơi việc, những công việc không tên không tuổi lo cơm nước, dọn mâm bưng cỗ

Nỗi niềm sợ Tết của chị em: Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn

Gia đình chồng chị H là người Bắc mâm cơm cúng cũng cầu kì. Mâm cơm phải đủ món canh, cơm, chiên, xào, kho mặn…

“Nhiều lúc ăn xong, mọi người đi nghỉ trưa, mỗi mình đứng rửa chén dưới bếp mắt, cũng díu lại. Mà quan niệm của mẹ chồng là ngày Tết phải ăn dư dả, mâm cao cỗ đầy thì cả năm mới may mắn nên mình có được nghỉ ngơi đâu. Chỉ mong đến mùng 4, để được “thoát ra”, cả nhà của mình đi du lịch, các con thì chơi, mình tranh thủ nằm ngủ bù” – chị H tâm sự.

Tết là đoàn viên, là vui vẻ nhưng với nhiều người thì Tết thật sự kém vui bởi đó còn là nhiệm vụ, nghĩa vụ nặng nề. Kì nghỉ dài ngày cho tết là để người ta nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động nhưng với các chị em phải làm dâu đảm thì như một kì lao động hành xác.

Nỗi niềm sợ Tết của chị em: Cả năm hùng hục cơm nước, tết đến cũng quần quật cỗ bàn

Nếu mà mỗi người một tay chia sẻ thì có phải đỡ ám ảnh hay không? Tết đâu còn vui vầy trọn vẹn nếu người thì vui, người lại mệt mỏi dọn dẹp, nấu nướng. Ý nghĩa thực sự của Tết, của đoàn viên hẳn phải là sự sẻ chia trọn vẹn để chị em bớt khổ!

Theo Oxii

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 item thời trang bạn nên đầu tư để mặc đẹp cả mùa hè