Nghe ai khen: “Chị sướng thật, được chồng cho phép làm đủ thứ”, tôi cười khẩy và thấy chua chát
Tin liên quan
Cuối tuần rồi, tôi nói chuyện với vài người bạn về buổi tập luyện thi chạy. Tôi kể với cô ấy về thực đơn ăn uống của tôi và cả những chấn thương gần đây nhất nữa. Tôi thao thao bất tuyệt về việc mình phải sắp xếp thời gian thật sát sao mới có thể tập chạy vào buổi tối vì ban ngày còn phải đi làm. Cô ấy cực kì khâm phục một người vừa phải đi làm, có chồng, có con mà có thể sắp xếp thời gian biểu được như tôi.
“Nè. Tớ không hiểu sao cậu có thể làm được thế”, cô ấy bày tỏ vẻ ngạc nhiên, ngưỡng mộ. “Tớ ngạc nhiên khi thấy chồng cậu cho phép. Ý tớ là tớ ngạc nhiên khi anh ấy cho phép cậu chạy một mình”.
Lại nữa, lại thêm một người nữa dùng cụm từ “chồng cho phép” khi nghe tôi kể về lịch trình tập luyện của mình. Đây có lẽ là cụm từ tôi được nghe nhiều nhất trong vài tuần vừa qua. Chính xác hơn là thế này: “Không thể tin là chồng cậu lại cho phép cậu làm… (tự điền hoạt động đó vào đây). Anh ấy thật tuyệt vời và đáng tin cậy”. Họ nói thế đấy.
Bạn nói đúng, chồng tôi tuyệt vời. Nhưng không phải tuyệt vời vì “cho phép” tôi ra ngoài với tụ tập với bạn bè, dù là đàn ông hay đàn bà. Anh ấy chẳng tuyệt vời vì chăm sóc con gái khi tôi đi làm tập chạy hay làm việc khác. Anh ấy cũng chẳng tuyệt vời vì “cho phép” tôi có một sự quan tâm khác ngoài dành cho anh ấy và gia đình nhỏ của chúng tôi.
Anh ấy tuyệt vời vì biết tôn trọng tôi. Anh ấy tuyệt vời vì ủng hộ, khuyến khích tôi làm mọi điều tôi yêu thích. Không phải là cho phép mà là sự công bằng, bình đẳng. Anh ấy là một người đồng hành, người bạn của tôi.
Anh ấy tuyệt vời vì ủng hộ, khuyến khích tôi làm mọi điều tôi yêu thích. Không phải là cho phép mà là sự công bằng, bình đẳng. (Ảnh: Internet)
Dĩ nhiên, tôi phải chia sẻ với anh ấy trước khi lên kế hoạch nhưng tôi không làm như thế vì tôi cần sự cho phép của anh ấy. Tất cả là vì sự tôn trọng, để đảm bảo lịch trình của tôi không trùng với anh ấy, để con gái tôi được chăm sóc chu đáo. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa tôn trọng và cho phép, kiểm soát. Thực sự rất bất bình đẳng khi một người cần phải được theo dõi, quản lý gắt gao hay không được phép tự đưa ra quyết định cho cuộc đời mình.
Đó là một sự phụ thuộc, nói lên rằng trong mối quan hệ ấy, một người có quyền lực, người kia thì không, hệt như là một đứa trẻ mà thôi. Vâng, một đứa trẻ.
Vì sao? Bởi vì trẻ con mới cần xin phép. Chúng phải xin phép vì chúng là trẻ con, bốc đồng, suy nghĩ không sâu sắc. Nhưng hỏi chồng để được chồng cho phép ư? Không. Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Chồng làm người bạn đồng hành, bạn tâm giao, chẳng phải bố mẹ tôi và tôi không bao giờ đặt mình vào vị trí mà bản thân mình lại bị hạ một bậc như thế.
Vì thế, tôi không bao giờ hỏi người lớn cho phép tôi làm gì hay sống cuộc sống của tôi.
Theo Afamily
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất