4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Thoa Nguyễn 2016-02-11 14:30
- Bánh canh thốt nốt, bánh đúc dứa, bánh da lợn hay bánh tằm khoai mì là những đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới mảnh đất này thăm thú trong dịp lễ Tết.

Miền Tây Nam bộ được xem là thiên đường của các loại bánh dân gian. Trong những ngày thường nhật bạn dễ dàng tìm mua được các loại bánh này tại các phiên chợ, trong dịp Tết thì bánh càng được bày bán nhiều hơn và luôn được các gia đình chuẩn bị gói ghém chu đáo từ nhiều ngày để dùng đãi khách ghé thăm.
Bánh đúc dứa
Khác với các loại bánh đúc miền Bắc, tại miền Tây bánh đúc có thêm các loại nguyên liệu riêng biệt tạo nên sự hấp dẫn, đặc trưng mang đậm hương sắc vùng miền.

Để làm nên những chiếc bánh đúc dai mềm, xanh mướt thì lá dứa là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu, với lá dứa bánh sẽ có màu sắc bắt mắt và thơm béo hơn. Lá dứa sẽ được rửa sạch, cắt đoạn ngắn và đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt.

Ai đã từng tận tay đổ bánh đúc hay chứng kiến người thợ làm bánh thì đến công đoạn lấy bánh ra khỏi khuôn, mùi khói tỏa nghi ngút, mùi lá dứa thơm nồng thanh tao quyện với hương dừa thoang thoảng khiến những ai đã từng chứng kiến cảnh làm bánh đều muốn cắt miếng bánh nóng hổi ra thưởng thức ngay tại chỗ.

Để tăng thêm độ cứng và dai, khi bánh nguội người ta sẽ cho bánh vào tủ lạnh. Nhiều người thưởng thức ví bánh chẳng khác nào từng miếng thạch trong suốt màu xanh ngọc, đẹp và ngon đến không cưỡng lại được.

Khi ghé Cần Thơ, bạn có thể ăn món bánh này tại quán Hồi Đó hoặc các quán ăn vặt trên đường Lê Lai, Lý Tự Trọng.

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Một đĩa bánh khoảng 6 miếng giá khoảng 14.000 đồng.

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền TâyTrước khi ăn, bánh đúc được cắt thành từng miếng dài, dầy xếp quanh các đĩa , rưới nước đường gừng và nước cốt dừa cùng mè lên trên. Đĩa bánh dung dị và hài hòa hơn giữa màu xanh, trắng. 

Bánh canh thốt nốt
Ở miền Tây có khá nhiều các loại bánh canh từ bánh canh giò heo, bánh canh vịt đến bánh canh thốt nốt quen thuộc tại vùng đất Châu Đốc, An Giang.

Sở dĩ bánh canh thốt nốt ở đây ngon có tiếng một phần nguyên nhân có lẽ do đây là nơi sản sinh ra trái thốt nốt, một loại trái ngọt thanh, mọng nước.

Dù là bánh canh ngọt hay mặn thì sợi bánh ấy ở miền Tây vẫn được làm ra chủ yếu từ bột gạo, gạo ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho mềm rồi đem đi xay mịn thành bột. Xay gạo xong lại cho tất cả vào cái bao vải, đặt bộ cối xay thật nặng lên trên để ép lấy bột. 

Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi.

Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt. Chính vì có công đoạn này mà người miền Tây thường gọi là bánh canh gạo xắt.

Sợi bánh canh đạt chuẩn sẽ được xắt sao cho không quá dầy cũng không quá mỏng, độ dài vừa phải sao cho bắt mắt và dễ ăn.

Người dân ở đây thường dùng món bánh cho bữa sáng và xế chiều, thông thường mọi người ít ăn nhiều và no bởi vị ngọt béo sẽ gây cảm giác ngán, nên  ăn chỉ một chén nghe lưng lưng còn thòm thèm mới cảm nhận hết cái ngon. Khi ghé An Giang, bạn dễ dàng tìm được món bánh này quanh chợ Châu Đốc. 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Giá một tô bánh canh khoảng 10.000 đồng. 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Để món bánh canh thêm đậm đà khi nấu xong người làm thường cho thêm chút muối và một nhúm đậu phộng giã nhuyễn.
Bánh tằm khoai mì
Đây là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm.
Để làm món này người ta phải mài khoai mì nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường dùng kèm với mè rang chín, đường trắng. Người ta còn bỏ thêm màu lá dứa, lá cẩm, gấc để tạo màu hấp dẫn cho món ăn. Bánh luôn được bán vào các buổi chợ sáng tại các chợ miền Tây.

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Bánh tằm khoai mì thường được gói đùm trong bọc bán với giá 5.000 đồng. 

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Bánh tằm khoai mì hấp dẫn hơn khi được pha thêm các màu hồng, xanh, trắng, tím của dừa, lá cẩm, gấc. 
Bánh da lợn
Điểm đặc trưng của chiếc bánh da lợn là phải có nhiều lớp chồng lên nhau, chia tầng rõ rệt. Lớp bột mỏng ngoài bóng, dẻo khiến người ta liên tưởng tới tấm da lợn rồi lấy đó làm tên gọi cho món ăn.
Nguyên liệu chế biến bánh gồm bột năng, bột nếp, đường, cốt dừa. Bánh có màu ngà vàng của đậu, màu xanh của lá dứa, đôi khi người làm còn thêm màu tím từ lá cẩm hay màu đỏ từ gấc cho chiếc bánh thêm phần rực rỡ.

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Bánh da lợn dai bùi thường bán với giá 5.000 đồng một bánh.

4 món bánh dân gian mùa nào cũng có ở miền Tây

Bán da lợn thường bán trong các phiên chợ sáng miền Tây.

 

Video hot: Cách bó giò hoa ngũ sắc thơm ngon, đẹp mắt ăn Tết

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo mất hứng thú và nhanh chóng hết yêu, quên ngay người yêu cũ