Lên làm sếp, tôi có nên "thanh trừng" tất cả những cái cũ?

2015-08-24 13:27
- Có một câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ kể từ khi lên nhận chức “Lên làm sếp tôi có nên thanh trừng hết những cái cũ và đổi mới cách quản lý?"

Ai cũng vậy thôi, để lên làm sếp đều phải bắt đầu từ vị trí anh nhân viên quèn, tôi cũng không ngoại lệ. Cách đây hơn chục năm, tôi lúc ấy cũng chỉ là một sinh viên bách khoa vừa tốt nghiệp ra trường, ngáo ngơ, không quen không biết, không có mối quan hệ, không có một chút kiến thức nào về cuộc sống xã hội. Rồi dần dần sau thời gian dài làm việc cần mẫn, chăm chỉ và nhiều tâm huyết, cuối cùng tôi cũng được đề bạt lên chức trưởng phòng.

Ai cũng vậy, hồi làm ở vị trí nhân viên, trải qua nhiều “đời” sếp, chúng tôi đều bị những áp lực không mấy thoải mái từ cấp trên ép xuống. Trong khoảng thời gian dài ấy, tôi đã nghiệm ra nhiều điều, rằng nếu tôi ở vị trí lãnh đạo tôi sẽ thay đổi cái này, sẽ điều chỉnh cái khác cho hợp lý, cho phù hợp và nghĩ rằng sẽ làm tốt hơn sếp hiện tại.

Nhưng thật ra, giờ đây khi ngồi ở vị trí lãnh đạo, tôi lại không dễ gì thay đổi cái nó vốn có, hoặc chăng sự thay đổi cách quản lý sẽ không dễ như tôi tưởng tượng. Nhiều vấn đề sẽ gặp phải khi bản thân ngồi ở vị trí lãnh đạo mà không dễ gì nói muốn thay đổi là thay đổi được.

Lên làm sếp, tôi có nên

Liên quan đến vấn đề tài chính

Ngày trước, khi còn là nhân viên phải làm việc với chiếc máy tính cũ truyền từ mấy đời để lại với ram 1G chậm rì rì, tôi đã từng nghĩ rằng thay vì các khoản tiếp khách của công ty, tôi sẽ trích tiền đầu tư cho nhân viên một bộ máy tính mới để tăng năng suất làm việc. Nhưng khi lên làm lãnh đạo, tôi nhận ra khoản tiền tiếp khách là khoản tiền không thể cắt giảm, bởi chính nhờ những buổi tiếp khách ấy mới đem lại “miếng cơm” cho toàn bộ nhân viên. Hơn nữa, không phải nhân viên nào cũng cần mẫn như tôi, có những nhân viên khi được trang bị bộ máy tính tốc độ cao thường áp dụng vào những việc ngoài luồng nhiều hơn là công việc cần thiết của công ty. Ví dụ, vì cùng một lúc máy tính xử lý được nhiều việc nên nhân viên tha hồ vừa mở văn bản, vừa dạo facebook, vừa chát skyper và vừa lướt web. Nếu máy tính xử lý tốc độ chậm bắt buộc nhân viên chỉ có thể làm lần lượt từng việc một, mà thường thì họ ưu tiên công việc và hiệu quả làm việc sẽ cao hơn.

Có vẻ ngược đời, nhưng điều đó là sự thật. Một chiếc máy tính cũ sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn chiếc máy tính mới, đồng thời sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn bởi vì nếu nhân viên này được đổi máy tính tất nhiên nhân viên khác cũng đòi hỏi theo.

Liên quan đến nhân sự

Trong bất kỳ một tổ chức nào có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là vấn đề tài chính và vấn đề nhân sự. Khi tôi còn làm nhân viên, tôi rất ghét những nhân viên chỉ biết lả lướt, đùn đẩy công việc, tôi từng nghĩ rằng khi lên làm sếp tôi sẽ sa thải tất cả những nhân viên chỉ ngồi hưởng lương mà làm việc kém hiệu quả như vậy. Nhưng sau đó thì lại có nhiều vấn đề xảy ra mà tôi không thể hoặc không lỡ sa thải họ.

Con ông cháu cha - đó là vị trí dành cho các mối quan hệ giao dịch của công ty, họ thường là những người có mối quan hệ thân mật với những đối tác của công ty hoặc là cấp trên trực tiếp với tôi. Tuy bình thường họ làm việc không hiệu quả, nhưng sự tồn tại của họ lại kéo được nguồn lợi vô hình về cho công ty, hay cho chính đơn vị tôi đang quản lý.

Hoàn cảnh éo le - đây là những trường hợp rất khó xử, thật ra thì không phải những nhân viên này không tập trung vào công việc mà là vì họ gặp phải hoàn cảnh éo le và khó khăn trong cuộc sống. Gánh nặng cơm áo, gánh nặng gia đình, tài chính khiến những nhân viên này bận rộn hơn và không tập trung được toàn bộ vào công việc. Nếu tôi sa thải những nhân viên này thì sẽ đẩy cuộc sống của họ và gia đình họ vào khó khăn, nhưng trên thực tế thì họ làm việc không hiệu quả. Bởi vậy vấn đề nhân sự khiến tôi đau đầu.

Lên làm sếp, tôi có nên 'thanh trừng' tất cả những cái cũ?

Thay đổi cách quản lý

Một việc nữa tôi cũng băn khoăn suy nghĩ, đó là mình có nên thay đổi cách quản lý hay không, nếu thay đổi thì có gây ra sự xáo trộn cho nhân viên. Tất cả mọi thứ giờ đã đi vào nề nếp, hình thành nên một nền văn hóa công sở ăn sâu vào tâm trí mỗi nhân viên rồi. Giờ tôi đổi mới, bắt buộc mọi người làm việc đúng giờ giấc hơn, ăn mặc chỉn chu hơn và ngay cả bàn làm việc cũng phải gọn gàng. Hay nhiều vấn đề trình ký phải có giờ giấc cụ thể, không thể tùy tiện… Liệu một loạt thay đổi đó có ảnh hưởng tới nhân viên, có làm xáo trộn mọi thứ hay không?

Vậy đấy các bạn ạ, những suy nghĩ khi làm nhân viên và làm lãnh đạo khác nhau nhiều lắm, nhiều quan điểm bản thân cho rằng khi có cơ hội sẽ thay đổi, nhưng thật ra sự thay đổi là rất khó khăn mà một quyết định của mình sẽ ảnh hưởng nhiều người. Giờ đây tôi đang băn khoăn suy nghĩ nhiều quá, liệu sếp mới có nên đổi mới hay không? Nguồn lực đổi mới lấy ở đâu? Đổi mới theo hướng nào? Đó là vấn đề tôi khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều..

Hoàng Anh
(Theo Congluan)

 

         

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chẳng cô gái nào ngốc nghếch cứ thương mãi một người chắng sợ mất mình