Nhận diện thủ phạm lọt vào đường thở có thể nguy hiểm với trẻ

2016-02-19 14:39
- Với trẻ em khi bị hóc dị vật, phụ huynh phải hết sức bình tĩnh để xem xét tình trạng của trẻ. Có nhiều người vì hốt hoảng mà cố dùng tay cho vào họng để móc ra, điều này hết sức nguy hiểm
Trong dịp Tết vừa qua, bé Quỳnh Ng. (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải vào cấp cứu bệnh viện. Nguyên nhân là do khi đang ăn hướng dương thì khó thở, tím tái. Sau 2 ngày điều trị, cháu Ng. xuất hiện triệu chứng ho nhiều phải chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, cháu Ng được điều trị, xét nghiệm nhưng mọi thông số đều bình thường, chỉ có ho không thuyên giảm. Sau đó, cháu Ng.được bác sĩ gắp ra hạt hướng dương còn nguyên ở túi khí quản. 
Tại Quảng Ninh, Bệnh viện Sản nhi tỉnh này tiếp nhận bé Bàn Nhật Tiến (Huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh) được chuyển đến trong tình trạng quấy khóc, tím tái, bứt rứt, khó thở...Theo lời kể của gia đình, cháu bé đang chơi bình thường thì cảm thấy khó thở, thở rít nên được đưa đến bệnh viện.
Nhận diện thủ phạm lọt vào đường thở có thể nguy hiểm với trẻ
Các bác sĩ dự đoán cháu bị dị vật đường thở. Qua quá trình nội soi thanh quản, chụp CT Scan đường thở, kết quả cho thấy có dị vật ở phần chia đôi gốc phế quản. Sau đó, các bác sĩ tiến hành nội soi phát hiện hạt hướng dương trong đường thở.
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi đồng 2 đã gắp dị vật hạt hướng dương trong khí quản một bé trai. Theo đó, bé T, 13 tháng tuổi đang ăn hạt hướng dương thì đột ngột ho nhiều, sặc và tím tái. Sau đó bé được gia đình đưa lên bệnh viện tỉnh cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, các bác sĩ tiến hành nội soi kiểm tra đường thở thì phát hiện hạt hướng dương ở khí quản ngã 3 khí - phế quản. Các bác sĩ đã tiến hành gắp bằng nội soi.
Lưu ý cách sơ cứu
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Văn Giàu cho hay, trẻ bị hóc hướng dương hay các loại hạt như bí, bầu, dưa...không phải là chuyện hiếm trong mỗi dịp Tết. Chỉ cần lơ là một phút, trẻ nhỏ cho các hạt này vào miệng sẽ có nguy cơ bị hóc. Điều này càng nguy hiểm hơn khi trẻ vừa ăn vừa cười, nô đùa, nói chuyện.
"Cách tốt nhất là phụ huynh để các đĩa hạt xa tầm tay trẻ em. Không nên cho trẻ ăn khi trẻ đang ở một mình, khi ăn tuyệt đối không nô đùa, nghịch ngợm. Tốt nhất nếu trẻ ăn cần có bố mẹ bên cạnh hoặc bố mẹ ngồi bóc sẵn để trẻ ăn, không để trẻ ăn một mình", bác sĩ Giàu cho hay.
Với trẻ em khi bị hóc dị vật, phụ huynh phải hết sức bình tĩnh để xem xét tình trạng của trẻ. Có nhiều người vì hốt hoảng mà cố dùng tay cho vào họng để móc ra. Điều này hết sức nguy hiểm có thể khiến trẻ bị rách miệng, cổ họng, xây xát nhiễm trùng ở thanh quản. Bên cạnh đó, cách này càng làm cho dị vật vào sâu hơn rất khó khi thăm khám.
"Tốt nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám hay cấp cứu. Không để tự chữa tại nhà, ngoài ra những đứa trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ bị hóc có thể dùng cách gập bụng trên đùi rồi vỗ nhẹ vào lưng để sơ cứu. Với trẻ đang sơ sinh, nếu bị sặc hạt hoặc cháo, bột có thể cho trẻ nằm sấp xuống tay rồi vỗ 5 cái vào lưng", bác sĩ nói.
Ngoài ra, phụ huynh cũng lưu ý, tốt nhất không cho trẻ dưới 10 tuổi ăn các loại hạt. Bởi tiềm ẩn nguy cơ hóc, mặt khác các loại hạt này cũng không phải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Phương Hà
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bài tập lấy lại vóc dáng cho phụ nữ sau sinh