Chất độc cực mạnh có thể tử vong khi ăn thịt cóc

2016-05-19 20:09
- Các nốt sần trên da cóc chứa chất độc thần kinh, còn trong trứng và dạ dày chứa độc tố bufotoxin.
Mới đây, cháu Trần Nguyễn Hoài (Phường 6, Tp.Cao Lãnh) tử vong do trúng độc từ thịt cóc. Trước đó, gia đình anh Sơn bắt được cóc khi đi soi ở ruộng. Sau khi chế biến xong thịt cóc, vợ anh Sơn để một phần kho sả ớt, trong khi phần còn lại xào với khổ qua.
Trong bữa tối, anh Sơn cho con trai ăn dạ dày cóc và gan cóc. Tuy nhiên, sau khi ăn xong, con trai anh xuất hiện các triệu chứng như tím tái, khó thở...Mặc dù được đưa đến bệnh viện kịp thời nhưng cháu bé bị tử vong do ngộ độc nặng. 
Bệnh viện Bạch Mai cũng từng cấp cứu cho 2 cháu bé bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Mẹ của hai cháu bé Nhật Minh, Hải Minh bắt được cóc ngay trong vườn nhà. Sau khi làm thịt cóc xong, chị lấy phần trứng đưa đi nướng. Sau khi nướng xong, cháu Nhật Minh, Hải Minh và bố cùng ăn. Một lúc sau, cả 3 người xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn... May mắn, hai cháu đều bị ngộ độc nhẹ, truyền dịch 3 ngày, sức khỏe dần ổn định trở lại. 
Hay như ông Vi Văn Hương (Quỳ Châu, Nghệ An) bắt được cóc và làm thịt ăn. Tuy nhiên, khi làm thịt ông để nguyên trứng và nội tạng nên dẫn đến ngộ độc. Sau khi ăn, ông có dấu hiệu bất thường như nôn, ọe...được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Chất độc có nhiều nơi trên cơ thể cóc
Từ xưa, thịt cóc được nhiều người quan niệm là thịt bổ dưỡng. Không ít trường hợp trẻ em còi xương, bố mẹ mua thịt cóc về để bồi bổ. Tuy nhiên, trong cơ thể cóc, gan và buồng trứng là phần có chứa chất độc. Thậm chí ngay trên da cóc cũng có chất độc bên trong nốt sần.
Bên trong các nốt sần sùi trên da cóc chứa độc tố tetrodotoxin. Có nhiều người cẩn thận lọc bỏ da khi làm cóc nhưng trong quá trình thao tác vẫn có thể khiến nốt sần vỡ ra, dẫn đến chất độc ngấm vào phần thịt hay các cơ quan khác. Tetrodotoxin là chất độc có thể gây chết người. Nó ảnh hưởng đến thần kinh, sau khi ăn có thể xuất hiện triệu chứng như huyết áp tăng, méo miệng, tim đập nhanh và dồn dập.
Chất độc cực mạnh có thể tử vong khi ăn thịt cóc

Còn trong trứng và dạ dày chứa độc tố bufotoxin. Đây là loại độc tố không biến mất hay phân hủy dù đun sôi, nấu kỹ nhiều giờ. Một số người bị ngộ độc do chất độc này do ăn cả trứng và bao tử cóc do nghĩ đó là thành phần có nhiều chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải như vậy, do chất độc bufotoxin tiếp tục tồn tại dù nấu chín nên sẽ gây ngộ độc khi ăn. Thậm chí, chất độc này có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể chỉ vì sơ ý trong khi làm thịt cóc. 

Chỉ cần một lượng rất nhỏ chất độc bufotoxin dính vào thịt cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn. Sau khi bị ngộ độc, người ăn sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bụng chướng kèm khó thở, tim đập nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây rối loạn cảm giác, gây ảo giác, có thể ngừng tim và tử vong.
Ngoài ra, trên thân cóc cũng như vùng dưới bụng có những tuyến tiết ra nọc độc. Bản chất các nọc này có đặc điểm không màu, không vị. Chúng có thể chảy ra dưới dạng nhầy màu trắng, gây tác động lên hệ thần kinh hoặc gây tê liệt. Ngoài các chất độc có thể gây ngộ độc, cóc sống ở các vùng trũng hay đất cát rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, giun, sán...nếu không được nấu chín sẽ bị nhiễm bệnh. 
Độc tố trong cóc là độc tố mạnh, cho nên khi bị nhiễm độc sẽ rất nặng. Thậm chí tỷ lệ tử vong rất cao. Cho nên khi bị ngộ độc phải đưa đến bệnh viện kịp thời. Cho nên, để bồi bổ cơ thể có nhiều cách khác nhau, không nên tận dụng thịt cóc để tránh bị ngộ độc. Ngoài ra, việc chế biến làm thức ăn có thể tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng nên mua sản phẩm của những cơ sở có uy tín.
Hàn Phong

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên