Trẻ ngã vào nước sôi: Phụ huynh đừng "điếc không sợ súng"

2015-06-05 17:54
- Những sự việc đau lòng trẻ bị ngã vào nước sôi khiến nhiều người xót xa. Vì vậy phụ huynh hãy nâng cao ý thức để đảm bảo an toàn cho trẻ ở nhà.

Cháu bé Đại Thiên (quê Anh Sơn, Nghệ An) bị ngã vào nồi nước sôi khiến bị bỏng toàn thân 40%, hiện đang được điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. Theo lời mẹ cháu bé, trong khi mẹ đi làm ăn xa, cháu Thiên ở nhà cùng bà ngoại. Không hiểu vì sao sau khi đun nước sôi, bé và chị gái chơi sau nhà, không may cháu Thiên ngã vào nồi nước sôi.

Cách đây 2 năm, cháu bé 2 tuổi ở Tuyên Quang cũng được đưa đến Viện Bỏng Quốc gia để cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng. Được biết, sau khi xảy ra bỏng, gia đình đã dùng mỡ trăn để bôi lên cơ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian mà thôi, chứ không có tác dụng gì để cứu chữa do làm như vậy thì cơ thể sẽ không thoát được nhiệt. Nguyên nhân của sự việc, do cậu của cháu bé đưa bạn gái về nhà chơi, cả nhà mổ vịt liên hoan. Nhưng sau khi nhúng vịt xong để làm thịt thì không đổ nước sôi đi. Cháu bé chơi đùa khiến cả người ngã vào nước sôi dẫn đến bỏng nặng.

 

Hồi năm 2012, một cháu bé 19 tuổi ở Quảng Bình bị ngã vào nồi cháo khiến cơ thể bị bỏng 60%. Người nhà cho biết, khi nồi cháo vừa được nấu chín trên bếp được bê xuống. Do người nhà sơ suất không để ý nên cháu bé 19 tháng tuổi lẫm chẫm lại gần và bị ngã vào trong nồi cháo nóng. Cháu bé đã được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Hồi tháng 4/2015, một cháu bé 6 tuổi ở Tân Kỳ, Nghệ An cũng bị bỏng nặng do ngã vào nồi nước canh mới được nấu trên bếp đưa xuống để ở góc nhà. Theo lời mẹ cháu bé, do nhà có đám giỗ, không quán xuyến được trẻ con. Lúc đó, có nồi canh 200 lít vừa nấu xong được đưa xuống góc nhà đang mở vung cho nguội. Cháu bé 6 tuổi đùa nghịch với em, sẩy chân ngã vào nồi canh đang nóng, chỉ ngoi lên được phần đầu. Sau sự việc, cháu bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Nghệ An cấp cứu nhưng rồi được chuyển ra Viện Bỏng Quốc gia do vết bỏng quá nặng.

Hồi năm 2014, cháu bé 3 tuổi ở Tây Ninh bị ngã vào nước sôi khiến toàn thân bị bỏng sâu. Theo lời người nhà, cháu bé theo ông nội đi vào lò mổ lợn, không may bị ngã vào nước sôi. Nhiều người nghe tiếng khóc đã kéo cháu ra nhưng lại bị tuột thêm lần nữa. Cháu bé đã thoát chết nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1.

Phòng và xử trí khi trẻ ngã vào nước sôi

Những sự việc trẻ em bị bỏng nặng đã khiến nhiều người không khỏi xót xa. Tuổi các em còn quá nhỏ, làn da mỏng manh đã phải chịu đựng những vết bỏng đau đớn tận xương tủy. Trẻ em không biết hết sự nguy hiểm của những nồi nước sôi, nồi cháo nóng... Bởi chúng vô tư, hồn nhiên đùa nghịch mà không biết hậu quả vô cùng đáng sợ nếu như bị ngã vào những nồi nước đó.

Tuy nhiên, một điều hiển nhiên là phụ huynh hiểu hết những nguy hiểm đó. Nhưng, đôi khi bận công việc, sơ ý, không quán xuyến hết mà chính con em lại phải gánh chịu nỗi đau bị bỏng. Tại nhiều gia đình hiện nay, vẫn còn tình trạng sau khi đun nước xong, phụ huynh chỉ rút ổ cắm điện mà không đậy nắp bình đun nước, vung nồi. Bởi một số người nghĩ mở vung như vậy sẽ giúp nước nguội. Song nếu như vậy sẽ rất nguy hiểm với con trẻ nếu như không may sẩy chân ngã vào. Mặt khác, nếu bình đun nước nóng để ở trên cao không đậy nắp, trẻ với tay cũng có thể đổ toàn bộ nước nóng lên người.

       

Cho nên, để đề phòng những sự việc đau lòng như trên, phụ huynh cần lưu ý đậy nắp vung sau khi đun chín nước. Không để ở những vị trí trẻ có thể chạy nhảy, đùa nghịch, với tay đến. Khi đun nước sôi xong có thể đổ ngay vào ấm hoặc phích nước rồi cất ở vị trí trẻ không với tay được.

Với những trẻ lớn hơn, phụ huynh phải nói rõ về sự nguy hiểm của việc bỏng nước sôi, cháo nóng để trẻ ý thức được việc vui chơi. Tránh xa nồi nước, nồi cháo, bình nước và kể cả ấm nước nóng. Sau khi đun nước xong phải rút phích cắm ra khỏi ổ.

Khi trẻ bị bỏng cần lưu ý không tự ý bôi các loại thuốc, dùng cách dân gian truyền miệng có thể gây nhiễm trùng vết bỏng. Khi trẻ bị bỏng cần ngay lập tức làm mát vết bỏng bằng cách để vết bỏng dưới vòi nước lạnh, cho nước chảy chậm trong 15 phút để giảm nhiệt và tránh phồng rộp. Nếu vết bỏng nằm dưới lớp áo, quần cần từ từ cởi quần, áo không cầm quần, áo hoặc rối trí lôi quần áo sẽ làm bong da và rất dễ nhiễm trùng.

Nếu vết bỏng không nặng có thể dùng mật ong, khoai tây hoặc lòng trắng trứng. Sau đó đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để cấp cứu. Tuyệt đối không tự chữa tại nhà, rất dễ nhiễm trùng.

Đông Ngân
(Theo Congluan)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 thần dược cho sức khỏe trong mùa hè