Tại sao nói 'thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác'?
Tin liên quan
Trong ấn tượng của nhiều người, nông thôn luôn là một nơi khá lạc hậu. Nhưng trên thực tế, từ xa xưa hầu hết các quốc gia đều dựa vào nông nghiệp, nhiều nước ở Châu Á còn có nền nông nghiệp phát triển lớn mạnh vượt bậc. Những người sống ở nơi đó cũng có kinh nghiệm sống và trí tuệ độc đáo của riêng họ, điều mà nhiều người thành thị đôi khi không thể so sánh.
Câu tục ngữ “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”, là một câu nói khá quen thuộc ở nông thôn, nhưng chứa đựng biết bao hàm ý đúc kết trong cuộc sống mà không phải bất kỳ ai cũng có thể hiểu được.
Câu này khó có thể hiểu theo nghĩa đen, tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi thử giày của người khác. Tại sao người dân quê lại có những điều kiêng kỵ như vậy? Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, chẳng phải quan tài còn cấm kỵ hơn giày sao? Vì sao tổ tiên lại truyền lại những lời này?
Ảnh minh họa.
Thà thử quan tài người
Từ thời xưa, người già thường chuẩn bị trước một chiếc quan tài cho mình. Thực chất cho thấy người xưa đã sớm có quan niệm xem nhẹ sống chết và hiểu đạo lý thiên nhân hợp nhất.
Họ sẽ đặt chiếc quan tài được chuẩn bị sẵn này vào nhà kho và gọi đó là “của hỉ” (của cải của sự vui vẻ và tốt lành). Tuy nhiên cũng có thuyết rằng sự chuẩn bị trước này là “áp thọ”.
Cái gọi là "áp thọ" ám chỉ việc kìm hãm tuổi tác của chính mình để đạt được tuổi thọ cao hơn. Mặc dù bây giờ kiểu suy nghĩ này có vẻ nực cười, nhưng có thể thấy qua cách nhìn của tổ tiên về cuộc sống. Dù sang hay giàu, vua chúa hay nông dân bình thường, ai cũng mong muốn được sống lâu. Nhưng cuộc đời vô thường, sinh, lão, bệnh, tử cũng là chuyện thường tình nên chuẩn bị trước là điều dễ hiểu.
Trong khi đó, quan tài vốn là điều cấm kỵ đối với người hiện đại, nhưng trong mắt nhiều người lớn tuổi lại coi nó như một sự kiện vui vẻ. Vậy hãy thử buông bỏ tất cả những quan niệm cố hữu đúng sai đang ràng buộc, nếu bạn đang trong một chuyến về quê, bạn có dám thử chiếc quan tài “của hỉ” do người khác chuẩn bị hay không?
Người xưa cũng có câu tương tự “Thà cho mượn nhà làm đám tang”, đối với người dân quê, trong nhiều trường hợp hy hữu, họ thà cho mượn nhà làm tang lễ, vì họ cho rằng người chết sẽ mang theo những thứ xấu xui xẻo và những thứ dơ bẩn khác trong nhà, vậy chẳng hóa ra lại là điều tốt cho gia chủ hay sao!
Đồng thời, trong quan niệm của người dân trước đây, quan tài mang ý nghĩa “thăng quan tiến chức”, thu hút tài lộc. Ví dụ, có nhiều doanh nhân sẽ đặt một quan tài nhỏ trong cửa hàng như một vật trang trí, chỉ mong thu hút sự giàu có.
Không đi giày người khác
Giày dép là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, bởi con người ta cần mang giày hàng ngày bất kể nắng gió. Những đôi giày thường không sạch sẽ, nếu không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân thì rất dễ dẫn đến mầm bệnh trong giày. Do đó, hầu hết mọi người sẽ không tùy tiện đưa giày của mình cho người khác thử, dĩ nhiên bản thân cũng không muốn thử giày người khác.
Ngoài ra, người xưa quan niệm rằng đôi giày của mỗi người cũng tượng trưng cho cái “gốc” của người đó. Nếu bạn vô tình cho người khác mượn giày, bạn đang cho người khác "cắm rễ" dưới chân mình, điều này cũng không tốt cho bạn. Sau tất cả, mỗi người đều có con đường riêng để đi và không ai có thể đi thay ai.
Quan niệm thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác thiết nghĩ ở đây không bảo bạn phải thử quan tài của ai đó, điều này chỉ nói lên rằng khái niệm cũ người mới ta, xui xẻo với người này nhưng lại là may mắn của người khác. Điều đó cũng nhắc nhở chúng ta đừng nên tuyệt đối hóa điều gì cả, đừng nên quá cứng nhắc khẳng định điều gì đó, mà hãy lạc quan nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Theo GDVN
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất