Tại sao đám đông trên mạng xã hội thích comment dạy bảo người khác?
Tin liên quan
Gần đây, một TikToker có tên N.H.B.T đã thu hút sự chú ý khi tạo nội dung bóc phốt người khác và chia sẻ một video chỉ trích một cặp đôi TikToker. Không chỉ đưa ra lời khuyên để họ thay đổi cách hành xử, anh ta còn sử dụng những từ ngữ gay gắt như "vô ơn", "tráo trở"...
Câu chuyện này có thể chẳng đáng chú ý nếu N.H.B.T không bị phát hiện... nói sai sự thật. Sau đó, anh ta đã buộc phải lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ cẩn trọng hơn trong những tuyên bố tiếp theo.
Tất nhiên, N.H.B.T chỉ là một trong số nhiều người sử dụng mạng xã hội tự tiện chỉ trích, tố cáo nhưng không biết rõ vấn đề. N.H.B.T là người có sức ảnh hưởng. Anh ta đã tự biến mình thành "trò cười" với những phát ngôn nóng vội và phải chịu hậu quả ngay lập tức.
Trong khi đó, phần lớn người dùng mạng xã hội chỉ là những người bình thường. Họ gần như không chịu bất kỳ hình phạt nào nếu đưa ra lời khuyên sai lầm, lời chỉ trích, dạy bảo người khác.
Tại sao số đông thích dạy bảo người khác?
Dựa trên phân tích dữ liệu về thói quen tiêu thụ nội dung từ Hubspot, Mỹ các chủ đề liên quan đến "bóc phốt" là những chủ đề nhận được sự quan tâm cao nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội. Điều này cho thấy rằng vẫn có một số lượng lớn người dùng mạng xã hội thích thú trong việc chứng kiến ai đó bị lên án, vạch mặt, phải xin lỗi hoặc tìm ra người có lỗi trong mọi vấn đề để "dạy dỗ" họ.
Khi ai đó mắc sai lầm, thái độ đúng đắn là chúng ta nên chỉ ra lỗi một cách lịch sự và tôn trọng, cho họ cơ hội để sửa chữa sai lầm, không phải dùng công lý để tấn công họ. Vì trong cuộc sống thực tế, việc xác định đúng-sai là một biên giới mỏng manh.
Câu hỏi về ai là "người tốt" hay "người xấu" không thể trả lời ngay lập tức như một câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, chỉ cần vài cú nhấp chuột, nhiều người dễ dàng trở thành "quan tòa" để phân định đen trắng, sau đó đưa ra lời khuyên dựa trên quan điểm cá nhân.
Tôi có một đồng nghiệp. Trong cuộc sống hàng ngày, cô ấy ít nói, hiền lành. Nhưng đó chỉ là hình ảnh bên ngoài cho đến khi tôi biết đến tài khoản ẩn danh của cô ấy trên mạng xã hội. Trên mạng, người này sẵn sàng tham gia tranh luận gay gắt với những người mà cô cho là sai để "dạy cho họ một bài học".
Nhưng mặt khác, đặc tính ẩn danh đã giảm bớt trách nhiệm của cư dân mạng trước mỗi lời nói ra. Không giống ngoài đời thực, ai cũng phải cân nhắc kỹ trước khi thốt ra câu nói làm mất lòng người khác. Còn trên mạng xã hội, bất kỳ lời nói sai trái nào của bạn đều có thể thu hồi không dấu vết chỉ bằng một cái nhấp chuột.
Một nguyên nhân khác cũng đến từ cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải chịu đựng hoặc chứng kiến tình cảnh bất công. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành "quan tòa" để nói lên quan điểm. Bởi nhiều người sợ một khi đứng lên bảo vệ cái đúng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của anh ta.
Cũng vì thế khi lướt mạng xã hội để giải trí, "bàn phím" vô tình trở thành công cụ để họ đứng lên chống lại cái xấu, xả cảm xúc tiêu cực dồn nén bấy lâu. Khi ai đó phát hiện người khác làm sai, suy nghĩ đó được số đông nhất thời khẳng định là đúng. Họ sẽ muốn dạy bảo người khác. Bởi từ sâu bên trong, họ nghĩ rằng bản thân đang làm đúng. Thực chất, đúng, sai có ranh giới rất mong manh. Đôi khi, việc xả stress của bạn lại làm người khác tổn thương và đau khổ. Bạo lực mạng cũng là vấn đề đáng lên án trong xã hội hiện đại.
Khánh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất