Nghĩ về 7 điều này khi bạn muốn bỏ cuộc để không phải hối hận về sau
Tin liên quan
1. Chơi quên phiền não
Đúng như bạn đang nghĩ, khi "cục pin" tinh thần đã cạn kiệt, chúng ta nên dừng hết mọi việc, để đầu óc thoải mái không vướng bận nhiều suy nghĩ. Vì những lúc như thế này, càng nghĩ chúng ta càng trở nên rối bời mà thôi!
"Chơi quên phiền não" chính xác là thời gian để bạn nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống hằng ngày và giải phóng những năng lượng tiêu cực. Bạn nên dành thời gian làm những việc mình thích như ra ngoài, gặp gỡ, tâm sự với bạn bè, người thân, chơi một môn thể thao,... Miễn là đừng chìm đắm trong vấn đề chưa thể tìm ra câu trả lời.
2. Nhớ về lý do bạn bắt đầu
Sau khi dành thời gian để "chơi" cho tinh thần, tâm trí thật thoải mái thì hãy sẵn sàng bước vào giải quyết vấn đề của chính mình.
Muốn từ bỏ là khi bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hết hứng thú với công việc hay một dự định nào đó ở hiện tại. Đó là cảm xúc bình thường và chúng ta hoàn toàn có thể cố gắng để xóa tan nó đi bằng cách nhớ lại xem lý do vì sao bạn bắt đầu.
Cách này sẽ giúp bạn có thêm động lực và cổ vũ ta nhất định sẽ tìm ra phương án khắc phục để làm tốt hơn.
3. "Mình sẽ hối hận chứ?"
Dù nghe có vẻ hơi thiếu bản lĩnh nhưng chắc chắn khi ai đó muốn từ bỏ, người ta sẽ nghĩ đến điều này.
Việc hối hận "Sao mình không từ bỏ sớm hơn, cố đấm ăn xôi làm gì? không đáng sợ bằng hối hận "Vì sao mình không cố gắng thêm chút nữa?"
Có thể bạn cũng vậy, là kiểu người nỗ lực hết sức để không hối hận. Khi đã cố gắng rồi thì dù kết quả cuối cùng ra sao cũng mãn nguyện và không tiếc nuối.
4. Nghĩ về lý do khiến bạn nản chí
Việc chán nản xuất phát từ việc bạn làm mãi, cố gắng mãi một việc mà không có kết quả.
Khi rơi vào hố sâu của cẩm giác muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ xem "Tại sao mình nản vậy?". Suy nghĩ về điều này không phải để bạn có đáp án vì sao mình nản, mà giúp bạn tự kiểm tra xem "Mình đã làm sai ở đâu?" và "Tại sao mình nỗ lực rồi mà vẫn thất bại?".
Cuộc sống có công thức Cố gắng + Cố gắng = Thành công chứ không có công thức Cố gắng + Cố gắng = Thảm hại. Nếu thật sự có trường hợp này xảy ra, lý do chỉ có thể do bạn ảo tưởng mình đang cố gắng hoặc cách bạn làm đang sai.
5. Tìm cách làm mới
Đừng chỉ tìm ra nguyên nhân đám cháy mà còn phải tìm cách chữa cháy nữa nhé!
Người thân, bạn bè,... tất cả những người quanh bạn không ai ở trong câu chuyện và hiểu vấn đề của bạn bằng bản thân bạn. Bạn mới là người trực tiếp đối diện, nghiêm túc ngồi xuống, tìm lại cho đúng công thức phù hợp với mình. Rồi mới bắt đầu giải tiếp bài toán còn dang dở.
Vì thế, hãy cố gắng thêm một chút. Chắc chắn bạn sẽ vượt qua được cảm giác này nhanh thôi!
6. Ghi nhận những thành công nhỏ
Mục đích là tầm nhìn xa, là cái đích cuối cùng mà mỗi người hướng đến. Trên chặng đường chạm đến đích, chúng ta còn có một định nghĩa khác chính là mục tiêu.
Mục tiêu là những chặng đường nhỏ hơn, cũng dễ đạt được hơn. Hoàn thành được một mục tiêu cũng là một thành công rồi.
Công nhận thành công nhỏ sẽ giúp bạn hạn chế rơi vào tình trạng nản chí khi chinh phục những ước mơ xa xôi. Thêm nữa, bạn cũng sẽ dễ có được niềm vui và có nhiều căn cứ để tin vào bản thân mình.
7. Có một người cạnh bên
Dù họ không ở trong câu chuyện, không hiểu gốc rễ vấn đề của bạn nhưng ở góc độ của người ngoài cuộc, họ đủ tỉnh táo để trở thành người cố vấn, truyền động lực cho bạn khi nản chí.
Đây là ý nghĩa to lớn nhất của các mối quan hệ xã hội. Bạn chưa bao giờ cô đơn trên hành trình tiến tới tương lai của mình cả. Chỉ là đôi khi bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ hoặc chưa tìm thấy ai đủ tin tưởng để gửi gắm câu chuyện của mình mà thôi.
Tuổi trẻ này, hãy cứ mở lòng để có một người ở bên nhé!
Thu Trang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất