Chịu đựng được 3 nỗi khổ này, cuộc đời chẳng mấy sẽ sang trang
Một vị giáo sư Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đã giải thích về sự khó khăn, gian khổ trong cuộc sống như sau: "Trong mắt nhiều người, gian khổ là làm việc chăm chỉ, gian khổ là phải thức khuya, là không sợ khó nhọc. Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là khó khăn thực sự.
Một người có thể thực sự chịu đựng khó khăn nếu họ tập trung thời gian và sức lực vào những việc mình muốn làm vì mục tiêu của bản thân, dám vứt bỏ tất cả những điều khiến mình thoải mái và hạnh phúc, rồi chăm chỉ làm việc đến cùng".
1. Nỗi khổ khi suy nghĩ để phá vỡ nhận thức
Phát triển thói quen suy nghĩ là bước quan trọng nhất trong việc tiến bước về phía trước. Suy nghĩ không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự việc, còn nâng cao khả năng tự nhận thức.
Câu chuyện sau đây đáng suy ngẫm:
Ye Na (Trung Quốc) mới tốt nghiệp đại học và đã đến một thành phố hàng đầu để làm việc, với mức lương từ 4000 đến 5000 NDT mỗi tháng. Cô làm việc chăm chỉ mỗi ngày, nhưng sau khi trừ các chi phí, chỉ còn lại rất ít tiền để tiết kiệm.
Cuộc sống khiến Ye Na không thể nhìn thấy tương lai và cô bắt đầu lo lắng: "Làm thế nào để nâng cao kỹ năng làm việc của mình? Làm thế nào để có cơ hội ở các thành phố lớn?". Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Ye Na nhận ra rằng công việc hàng ngày của cô chỉ làm lặp đi lặp lại, không tạo ra giá trị cao.
Khi đã hiểu rõ tình hình, Ye Na bắt đầu xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn cho tương lai. Bằng sự nỗ lực không ngừng, cô được nhận vào chương trình cao học tại một trường đại học danh tiếng. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, cô đã có cơ hội làm việc tại một công ty lớn, với mức lương cao hơn 10.000 NDT.
Có rất nhiều người trong cuộc sống bị cuốn vào công việc lặp đi lặp lại, dường như rất làm việc chăm chỉ nhưng lại không mang lại hiệu suất cao. Chỉ khi chúng ta phát triển khả năng tư duy sáng tạo và tổng hợp, mới có khả năng thoát ra khỏi tư duy hẹp hòi và tránh được những nỗ lực không hiệu quả. Việc suy nghĩ nhiều thường khiến chúng ta mệt mỏi, khổ tâm nhưng người không sử dụng trí tuệ sẽ dễ bị lạc hướng, gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.
2. Nỗi khổ kỷ luật để tránh tầm thường
Trên cuộc hành trình của mọi người, không bao giờ tồn tại khái niệm may mắn trên trời rơi xuống. Đằng sau thành công thường là sự kiên trì và nỗ lực từng ngày của những người xung quanh.
Triết gia Kant, một người sống rất kỷ luật, chia sẻ triết lý cuộc sống: "Cuộc sống của bạn phụ thuộc vào cách bạn định hình nó." Ông xây dựng một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi cụ thể và luôn thực hiện nó một cách nghiêm túc.
Trong suốt nhiều năm, ông làm việc như một cái máy với độ chính xác cao và không bao giờ làm trái lịch trình. Mỗi buổi sáng từ 9h đến 12h45, ông dành thời gian cho việc viết lách và ông luôn tuân thủ đúng thời gian này, không lùi bước. Tinh thần tự giác và kiên nhẫn này đã giúp ông hoàn thành xuất sắc ba tác phẩm nổi tiếng bao gồm Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực tiễn và Phê phán phán đoán.
3. Nỗi khổ của sự cô đơn sẽ tích lũy sức mạnh
Nhà văn Lưu Tông (Trung Quốc) từng nói: "Cô đơn là khi một mình bạn có thể trở thành cả thế giới". Một người có thể tận hưởng sự cô độc sẽ đạt được năng lượng tốt hơn.
Wang Shu (Trung Quốc) là một kiến trúc sư nổi tiếng. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã rất thích đọc sách, vẽ tranh. Ước mơ của anh là trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, khi đăng ký dự thi đại học, bố mẹ anh cho rằng, con đường nghệ thuật khó mưu sinh nên yêu cầu anh chọn chuyên ngành Khoa học kỹ thuật.
Anh nghe theo ý kiến bố mẹ nhưng về sau, kết quả học tập không tốt. Ra trường, Wang Shu làm việc tại một công ty nhỏ nhưng thấy nhàm chán nên đã nghỉ việc. Trong 10 năm tiếp theo, mặc dù công việc Wang Shu không liên quan đến hội họa nhưng anh chưa bao giờ ngừng suy nghĩ về ước mơ thuở nhỏ của mình. Anh thích đọc sách, uống trà, đi dạo quanh các con phố và vẽ tranh.
Hơn thế nữa, anh cũng dành thời gian để thăm các công trường xây dựng, tỉ mỉ quan sát từng viên gạch, bức tường và cả khung cảnh thiên nhiên xung quanh, nhằm khám phá sự tiềm ẩn về vẻ đẹp. Điều đặc biệt đáng chú ý, anh đã tự biến căn hộ của mình thành một khu vườn nhỏ tươi đẹp và thú vị.
Quá trình thu thập và nghiên cứu dữ liệu dài hạn đã làm thay đổi sâu sắc quan điểm truyền thống của Wang Shu và đã giúp anh phát triển một phong cách kiến trúc độc đáo. Cuối cùng, anh đã vinh dự nhận được Giải thưởng Pritzker, đây là giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Anh trở thành người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải này.
Khi được phóng viên hỏi về bí quyết thành công, Wang Shu xúc động trả lời: "Tôi muốn cảm ơn những năm tháng cô đơn đó".
Anh Đào (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất