2 nguyên nhân khiến người có thu nhập cao vẫn không cảm thấy hạnh phúc
Tin liên quan
Bình thường hóa hạnh phúc - Cảm thấy không bao giờ đủ
Ví dụ: Lần đầu đổi xe mới, bạn vui sướng, hạnh phúc vô cùng. Tuy nhiên, cảm giác hưng phấn và vui sướng khi thay đổi xe mới sẽ dần trở thành chuyện bình thường sau một thời gian. Bạn sẽ không còn cảm thấy hào hứng như lần đầu tiên nữa khi có thêm những chiếc xe tiếp theo.
Có nghiên cứu cho thấy, dù có thu nhập cao đến mức nào đi chăng nữa, nhưng nhiều người vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì họ bình thường hóa hạnh phúc, cảm thấy không bao giờ đủ. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, những người kiếm được 30 nghìn NDT/tháng (hơn 100 triệu đồng) cho rằng họ cần phải kiếm được 50 nghìn NDT/tháng (gần 170 triệu đồng) mới cảm thấy hạnh phúc.
(Ảnh minh họa)
Còn những người kiếm được 10 nghìn NDT/tháng (hơn 33 triệu đồng) lại muốn kiếm được 25 nghìn NDT/tháng (hơn 84 triệu đồng) mới cảm thấy hài lòng. Cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, bạn vẫn luôn cảm thấy không đủ.
Các dữ liệu cho thấy, khi chi tiền vào những trải nghiệm như thăm bảo tàng, đi nghỉ biển hoặc thậm chí mua một cây kem..., con người sẽ cảm thấy hài lòng. Đặc biệt, nhóm người có thu nhập cao, ngoài việc chi tiêu vào mua sắm, còn có nhiều cơ hội thư giãn như kỳ nghỉ, tụ tập với bạn bè... đó là những cơ hội mang lại cho họ hạnh phúc hơn.
(Ảnh minh họa)
Daniel Gilbert, một nhà tâm lý học tại Đại học Harvard, từng nói rằng: “Chúng ta nghĩ rằng tiền có thể mang lại rất nhiều hạnh phúc lâu dài. Nhưng thực tế ltiền ại chỉ mang lại niềm vui ngắn ngủi. Một chuyến đi du lịch kết thúc nhưng những cảm xúc và kỷ niệm tuyệt vời vẫn sẽ ở lại mãi mãi”.
Hạnh phúc chủ yếu đến từ sự hơn thua với những người khác
Nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhiều người hạnh phúc chủ yếu đến từ sự hơn thua với những người khác. Con người là động vật xã hội và không thể tránh khỏi việc so sánh với những người khác.
Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu hỏi sinh viên Harvard sẵn sàng nhận mức lương nào? Một, kiếm được 50 nghìn USD/năm, trong khi những người khác trong công ty kiếm được trung bình 25 nghìn USD.
Hai, kiếm được 100 nghìn USD/năm, trong khi mức lương trung bình của những người khác là 250 nghìn. Về mặt lợi ích kinh tế, có lẽ ai cũng sẽ chọn loại thứ hai vì lương cao hơn gấp đôi, nhưng hơn một nửa số sinh viên thích chọn loại công việc đầu tiên, bởi vì nếu những người xung quanh kiếm được nhiều tiền hơn mình, họ sẽ cảm thấy không vui.
(Ảnh minh họa)
Các chuyên gia Canada đã nghiên cứu và cho thấy rằng chi tiêu tiền vào người khác là cách hiệu quả để tăng cường hạnh phúc. Chẳng hạn như mua quà tặng cho người khác, quyên góp cho tổ chức từ thiện...
Ngoài ra, thời gian cũng mang lại hạnh phúc. Sau khi đạt đến một mức thu nhập nhất định, nếu phải lựa chọn giữa thời gian và tiền bạc, hãy chọn thời gian để tối đa hóa cảm giác hạnh phúc. Dành thời gian với người thân, bạn bè và người yêu cũng là cách để tăng cường tình cảm và cải thiện cảm giác hạnh phúc. Nếu có thể sử dụng tiền bạc để mua thời gian, bạn có thể nâng cao đáng kể chỉ số hạnh phúc.
Khánh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất