Vụ mẹ trẻ dìm chết con 9 tháng tuổi trong xô nước: Bi kịch từ trầm cảm sau sinh
Tin liên quan
Công an TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang điều tra vụ cháu bé tử vong trong xô nước xảy ra tại tổ dân phố 2 (phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc). Theo đó, sáng 18/11, do bực tức con trai khóc không chịu ngủ nên chị L.H.T (24 tuổi) đã bế cháu L.T.Đ (9 tháng tuổi) vào nhà tắm dìm trong xô nước. Đến lúc không còn nghe cháu Đ khóc, chị T nói với em trai mình cùng ra xem thì phát hiện cháu bé đã tử vong.
Nhận được tin báo, Công an TP. Bảo Lộc đã có mặt bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, phối hợp lực lượng pháp y khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra và làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.
Được biết, vợ chồng chị T có 2 người con, bé Đ là con thứ hai. Chồng chị T đang đi làm ăn xa nên người mẹ này ở nhà nuôi 2 con nhỏ và sống cùng với em trai ruột. Bản thân chị T bị bệnh trầm cảm hơn 2 năm nay và thường xuyên phải điều trị ở TP.HCM. Ngày 17/11, chị T vừa điều trị bệnh trầm cảm từ TP.HCM về thì xảy ra sự việc đau lòng này.
Cơ quan công an bảo vệ hiện trường tại ngôi nhà xảy ra vụ việc đau lòng (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Chia sẻ về vụ việc đau lòng này, luật sư Nguyễn Thu Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, chứng trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh của phụ nữ.
Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.
"Sau sinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết (estrogen, progestrogen và hoóc môn tuyến giáp suy giảm) dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. Ngoài ra, nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, dẫn đến mất hết hứng thú trong cuộc sống.
Tình trạng càng trở lên trầm trọng nếu thời điểm ấy gia đình lại có mâu thuẫn hay có khó khăn về tài chính. Triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm sau sinh là người phụ nữ bị suy nhược cơ thể. Kèm theo đó, nhiều người sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, hốt hoảng, mất tập trung, mệt mỏi, buồn chán, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể.
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể do hoang tưởng, suy thoái, mất cân bằng và ảo giác chi phối nên dễ có những hành động không kiểm soát được", luật sư Anh chia sẻ.
Vậy người mẹ có phải chịu trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này? Theo luật sư Anh, người mẹ này có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" được quy định tại điểm b, khoản 1 (Điều 123, BLHS 2015) với tình tiết định khung "Giết người dưới 16 tuổi".
Tuy nhiên, để khởi tố người mẹ, cơ quan điều tra phải làm rõ động cơ, mục đích và trạng thái tâm lý lúc người mẹ này ra tay sát hại con mình. Nếu xác định nguyên nhân gây ra cái chết cho con do mâu thuẫn gia đình và do bị ảnh hưởng về bệnh trầm cảm sau sinh thì cần thiết phải giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để làm căn cứ xử lý theo qui định của pháp luật.
"Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người". Khi đó, người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để thực hiện công tác phòng ngừa chung cho xã hội.
Còn nếu người mẹ chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình", luật sư Anh phân tích.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
b) Giết người dưới 16 tuổi;
Theo Gia đình và Xã hội
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất