Từ 1/7, những ai phải đổi thẻ căn cước?
Tin liên quan
Việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước và đổi tên thẻ tương ứng là một trong những nội dung lớn được quan tâm khi dự thảo Luật Căn cước được đưa ra nghị trường.
Sau khi dự thảo Luật Căn cước được tiếp thu, giải trình rõ, đa số đại biểu Quốc hội đã ủng hộ việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.
(Ảnh minh họa)
Trải qua 8 năm, thẻ căn cước công dân đã có 3 lần thay đổi. Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có hiệu lực sử dụng, gồm: CMND, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip và thẻ căn cước.
Riêng với CMND, luật quy định có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi;
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất