Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Hình ảnh người dân Hà Nội khẩu trang kín mít tránh Covid-19

2021-02-04 12:00
- Do dịch Covid-19 nên mọi người đi thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng cẩn thận và ý thức cao hơn trong việc đeo khẩu trang.

Sau khi cúng ông Công ông Táo, người Việt Nam thường có tục lệ thả cá chép với mong muốn tiễn ông Táo lên Thiên đình. Năm nay, các gia đình vẫn giữ phong tục này nên các hồ nước vẫn có khá đông người đến thả cá. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Hồ Tây, hồ Nghĩa Đô hay hồ nằm trong các công viên ở Hà Nội từ 9h-10h sáng ngày 23 Âm lịch đã bắt đầu đông người cầm túi nilon, chậu, bình thủy tinh đựng cá đến để thả. Do ảnh hưởng của Covid-19, mọi người chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Không ít gia đình dẫn theo con nhỏ đi thả cá còn nói và dạy cho con về truyền thống tốt đẹp này. 

Người dân đi thả cá đều đeo khẩu trang nghiêm túc.

Anh Hưng (sống ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Năm nay, công ty của 2 vợ chồng cho nghỉ làm sớm hơn, do Covid-19 nên không về quê. Những năm trước, gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào buổi tối, năm nay rảnh rỗi nên cúng đúng ngày 23 Âm lịch. Những năm trước, đi thả cá thì chỉ cần xách túi đựng là được, năm nay cả nhà tôi còn đeo thêm khẩu trang vì dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và giúp giữ an toàn cho mình cũng như cộng đồng".

Năm nay, tình trạng thả cá chép thả túi nilon không còn. Ai cũng ý thức gom túi nilon cho vào đúng chỗ quy định.

Không chỉ anh Hưng mà nhiều người khác đều có ý thức để bảo vệ bản thân giữa mùa dịch. Chị Xuân (Cầu Giấy, Hà Nội) ngoài chuẩn bị khẩu trang còn đeo cả găng tay để tránh lây nhiễm bệnh. "Mặc dù, hiện nay, cơ quan chức năng phòng chống dịch tốt, nhưng tôi vẫn cần ý thức bảo vệ sức khỏe vì virus vô hình, không biết có ở đâu... Tôi cũng mừng vì mọi người đều đeo khẩu trang nhiều, nên đỡ lo phần nào", chị Xuân bày tỏ.

Ý thức cao bảo vệ môi trường

Những năm trước, tình trạng thả cá chép thả cả túi nilon không hiếm. Tuy nhiên, năm nay, tình trạng này gần như không còn, người dân đã có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ tại hồ Nghĩa Đô (công viên Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội), một xe đựng rác được đặt ngay cạnh lối lên xuống để người dân sau khi thả cá sẽ vứt túi nilon đúng chỗ. Ngay gần đó, một nhân viên thường xuyên nhắc nhở mọi người không ném túi nilon xuống hồ.

Sau khi thả cá xong, ông Phước (Cầu Giấy, Hà Nội) dẫn cháu trai lại gần nơi vứt rác để túi nilon đúng chỗ quy định. Dù đây là việc làm nhỏ, nhưng ông Phước muốn cháu sẽ học được nếp sống văn minh ngay từ khi còn bé, không xả rác bừa bãi.

Nhiều gia đình không đựng túi nilon mà đựng trong bát nhôm hoặc bình thủy tinh để bảo vệ môi trường.

"Nhiều năm trước, tôi thấy nhiều người vứt cả túi nilon xuống hồ, nhưng năm nay thì không. Ai cũng cầm cả túi nilon lên vứt vào chỗ để rác... Cha mẹ và người lớn làm được vậy, không chỉ bảo vệ môi trường mà con cái cũng sẽ nhìn và học tập được một hành động tốt", ông Phước nhấn mạnh.

Năm nay giá cá chép để thả có giá 120.000 đồng - 130.000 đồng/kg tùy loại, còn ở chợ lẻ giá bán là 20.000 đồng - 30.000 đồng/3con.

Chú ý gì khi thả cá chép

Thả cá chép là nét đẹp từ lâu của người Việt Nam, đây còn là thể hiện sự phóng sinh, từ bi của con người. Khi mua cá, nên chọn những cá khỏe mạnh, quẫy mạnh trong nước. Khi mang cá đi phóng sinh phải đựng trong bát, túi có nước sạch. 

Sau lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ hạ lễ, hóa vàng và mang cá chép đi phóng sinh.

Nơi thả phải là hồ sạch sẽ, không có ao tù nước đọng. Khi thả nên để túi nilon sát mặt nước rồi nhẹ nhàng cho cá ra, không đứng từ xa ném và sau khi thả xong gom túi nilon để đúng nơi quy định.

Sau khi thả xong nên nán lại một chút để xem cá có thể bơi ra xa không. Nếu như cá mắc kẹt thì cần phải khơi thông cho cá có đường bởi a xa. 

Anh Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những sao Việt sinh con trước, cưới hỏi tính sau vẫn có cuộc sống viên mãn