2 thứ "lộc trời" ở Việt Nam lấy từ trên cây xuống thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, nhiều người "săn lùng"

2023-09-25 18:23
- Đây là những món đặc sản nổi tiếng, có hương vị riêng, giá đắt vẫn được nhiều người tìm mua.

1. Mủ trôm

Mủ trôm được chiết xuất từ cây trôm (có tên khoa học là Terculia Foetida). Cây trôm phân bố nhiều ở các nước khu vực nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây trôm có nhiều nhất ở Ninh Thuận. Mủ trôm nguyên chất đa số có màu trắng trong, dạng chất đặc hơi sệt như thạch. Người dân thường dùng loại mủ này như một thức uống giải khát.

2 thứ lộc trời ở Việt Nam lấy từ trên cây xuống thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, nhiều người săn lùng

Ngoài công dụng làm nên thức uống ra thì mủ trôm còn có thể chế biến thành món ăn, dược phẩm hoặc các chất kết dính trong công nghiệp. Dù vậy, công dụng quen thuộc nhất của nó vẫn là pha chúng cùng các loại nước cam, nước chanh hoặc rau củ để tạo nên những món nước giải khát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra mủ trôm cũng là thành phần quen thuộc trong các món chè. Mủ trôm khi ăn sẽ thấy dai giòn, sần sật, khi nhai rất đã miệng. Có thể nói món đặc sản này là một thay thế tốt cho sức khỏe cho các loại thạch, trân châu.

Cây trôm trồng khoảng 4-7 năm là có thể khai thác mủ. Để thu hoạch được mủ trôm, người trồng phải cạo vỏ cây rồi rạch dọc thân hoặc đục lỗ xuyên qua thân ở nhiều vị trí khác nhau.

Những ngày sau, tại vị trí các đường rạch hoặc lỗ đã được đục, dịch trôm sẽ tiết ra. Quanh các đường rạch hay lỗ sẽ dùng bao nilon để che, giúp mủ chảy ra không rơi xuống đất hoặc bám vào vỏ cây và bị bụi bẩn.

2 thứ lộc trời ở Việt Nam lấy từ trên cây xuống thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, nhiều người săn lùng

Sau khi lấy mủ trôm tươi, họ sẽ thu lấy chúng đem về và phơi từ 3 - 4 đợt nắng to. Sau khoảng 1 tháng, các rãnh và lỗ đục sẽ tự liền lại, khi đó người trồng lại tiếp tục cạo vỏ và thu hoạch tiếp.

Nhựa trôm Ninh Thuận có thể dễ dàng tìm thấy ở các đại lý, cửa hàng tại tỉnh này. Trung bình mỗi kg mủ thu mua tại vườn sẽ sở hữu mức giá dao động từ 200.000 - 300.000 đồng tùy vào chất lượng cũng như có đóng hộp theo dây chuyền công nghiệp hay không.

2. Rượu đoác

Rượu đoác là thứ rượu đặc sản Kon Tum lấy ra từ thân cây đoác (hay còn gọi là cây tà vạt). Vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm là lúc cây đoác bắt đầu trổ hoa. Người dân phải đợi đến khi hoa già, sau đó cắt bỏ phần hoa và chừa lại phần cuống dài khoảng tầm 2 gang tay để không bị kết trái thì mới lấy được rượu.

2 thứ lộc trời ở Việt Nam lấy từ trên cây xuống thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, nhiều người săn lùng

Các công đoạn lấy rượu đoác không hề dễ dàng. Suốt quá trình đi lấy rượu, bạn sẽ phải vượt qua những con dốc đứng đầy sỏi đá và những bụi rậm có rất nhiều vắt để vào rừng đoác. Khi đã đến rừng, bạn sẽ nhìn thấy từng hàng cây đoác cao lớn và những giọt rượu đang nhỏ tí tách vào một cái ống lồ ô dài khoảng 4m, được cố định rất chắc chắn vào một cành gỗ ở trên thân. Vì hoa của cây đoác mọc khá cao nên người dân sẽ lấy hai thanh gỗ bắc ngang để trèo lên. Khi lên đến ngọn, họ dùng cây chổi được làm từ cọng lá đoác để xua đuổi ong vò vẽ.

Mỗi ngọn cây Đoác khoảng 4 đến 5 năm tuổi thông thường có thể cho rượu từ 3 đến 4 tháng mới hết.

2 thứ lộc trời ở Việt Nam lấy từ trên cây xuống thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, nhiều người săn lùng

Rượu đoák thơm nồng, vị không gắt như rượu gạo nên uống không có mồi cùng thơm ngon, khi có khách quý hoặc trong các dịp lễ của làng mới làm heo, làm gà. Rượu này uống không đau đầu nên đàn ông, phụ nữ đều dùng được.

Thu Trang (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cô nàng cung hoàng đạo này chỉ thích say mê tình ái với 'phi công trẻ'