Tết Đoan ngọ năm 2023 nên cúng vào giờ nào chuẩn nhất, cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chi tiết

2023-06-20 09:15
- Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa (như trên đã nói chữ "Đoan" là mở đầu, chữ Ngọ là giữa trưa - từ 11 đến 13 giờ).

Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

Nói về nguồn gốc của ngày này thì mỗi một quốc gia lại có một tích riêng. Đơn cử như người Trung Quốc ngày Tết này gắn liền với truyền thuyết liên quan tới Khuất Nguyên - đại thần của nước Sở. Tương truyền, vì buồn cho đất nước suy vong, không thể ngăn Hoài Vương nên Khuất Nguyên thất chí, gieo mình xuống sông Mịch La. Người dân vì để tưởng nhớ ông nên chọn ngày mùng 5 tháng 5.

Người Việt Nam thì gọi đây là Tết diệt sâu bọ. Một số tài liệu còn ghi lại, năm đó, người dân còn chưa kịp ăn mừng vì mùa màng bội thu thì sâu bọ bỗng dưng kéo đến dày đặc. Mọi người đang khổ sở không biết làm thế nào để diệt nạn này thì ông lão tên Đôi Truân xuất hiện.

Tết Đoan ngọ năm 2023 nên cúng vào giờ nào chuẩn nhất, cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chi tiết

Người này chỉ cho dân làng cách đuổi sâu bọ đi bằng cách lập đàn cúng gồm bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà vận động. Sau khi làm theo cách này, kỳ lạ là sâu bọ bỗng dưng chết như ngả rạ.

Xong việc, ông lão dặn dò hàng năm vào đúng ngày này cứ làm lễ như thế thì mùa màng khắc sẽ an yên rồi rời đi. Để tưởng nhớ công lao của ông, người ta đã đặt tên cho ngày này là Tết diệt sâu bọ.

Ngoài ra, theo Wikipedia, mùng 5 tháng 5 còn được coi là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ thì đây cũng là ngày Vía Bà, người dân ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ thì chọn mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày nước quay.

Tại Việt Nam ngày Tết Đoan Ngọ là ngày con cháu sum họp để thờ cúng tổ tiên, dù đi làm ăn xa đến đâu thì cũng cố gắng để về đoàn tụ.

Đây cũng là dịp để các gia đình biện mâm lễ nhỏ, trước là để cảm tạ tổ tiên, thần linh đã phù hộ độ trì cho mùa màng bội thu, sau là mong cầu cho năm sau mưa thuận gió hòa.

Cuối cùng là cả nhà thụ lộc để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật giúp cơ thể khỏe mạnh, hết ốm đau.

Năm 2023, cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào?

Hàng năm, người ta tiến hành dâng lễ cúng Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Theo lịch vạn niên, Tết Đoan Ngọ 2023 sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Tết Đoan ngọ năm 2023 nên cúng vào giờ nào chuẩn nhất, cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chi tiết

Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa (như trên đã nói chữ "Đoan" là mở đầu, chữ Ngọ là giữa trưa - từ 11 đến 13 giờ). Dân gian thường cúng Tết Đoan ngọ vào chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Ngày nay công việc bận rộn, nhiều người đi làm xa nên không thể cúng vào giữa trưa được, vì vậy mà lễ cúng Tết Đoan ngọ tùy nhà mà chọn thời gian cúng cho phù hợp.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ đầy đủ và chính xác nhất

Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ tùy vùng miền mà biện lễ, nhưng không thể thiếu rượu nếp và các loại quả chua theo mùa. Mâm lễ thường là lễ chay, gồm:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Rượu nếp (miền Bắc thường cúng là rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm).

- Bánh tro (của miền Bắc là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật), bánh ú (của miền Nam).

- Xôi, chè.

- Các loại hoa quả (mận, vải, đào... cần phải có và rực rỡ trong mâm cúng.

Người dân miền Trung còn cúng thêm cơm rượu, chè kê (tùy nhà mà có cúng thêm thịt vịt).

Người miền Nam mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước...

Sau khi cúng Tết Đoan ngọ thì mâm lễ được hạ xuống để cả nhà quây quần thưởng thức rượu nếp cho ký sinh trùng trong cơ thể bị say, rồi ăn thêm hoa quả chua chát để tiêu diệt chúng cùng các loại sâu bọ. Đồng thời thầm cầu mong vụ mùa mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian bình an, dồi dào sức khỏe...

Ni Trần (Tổng hợp)

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập lấy lại vóc dáng cho phụ nữ sau sinh