Chân dung mỹ nhân Hà Thành xưa: Người 'hồng nhan bạc tỷ', kẻ tuổi già sống trong cô độc
Tin liên quan
Cô Phượng Hàng Ngang
Cô Phượng Hàng Ngang là con gái cưng của thương gia Vương Toàn Thắng - một nhà buôn bán tơ lụa giàu có ở phố cổ.
Cô Phượng hàng Ngang được mệnh danh là Tây Thi phố cổ, da mềm mại và trắng nõn nà như trứng gà bóc, vóc dáng mềm mại, gương mặt thanh tú. Đã có không ít văn nhân - ký giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đã phải thốt lên: "Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình".
Thế nhưng, cô gặp phải người chồng vũ phu, cờ bạc, rượu chè và mê gái. Không biết bao đêm cô phải khóc vì chồng ngang nhiên "gái gú" trước mặt cô.
Từ đó, cuộc đời của cô Phượng chính thức bước vào giai đoạn đầy bi kịch. Cô trải qua nhiều cuộc tình không theo ý mình, cùng những cảnh ngộ đau thương và bi kịch được người đời ví như nàng Kiều của phố cổ Hà Nội.
Sau cuộc hôn nhân với người chồng cờ bạc, cô gặp một chàng Tây học, Hán học đẹp trai, lịch lãm, vui tính, tài hoa Hoàng Tích Chu. Nàng theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn chỉ để lại một lá thư từ biệt đầy nước mắt cho gia đình. Cuối cùng người này lại rời bỏ cô để sang Pháp học nghề báo. Trước khi đi, Hoàng Tích Chu đã viết thư gửi cho cha mình – một quan tri huyện ở Bình Lục, Hà Nam với lời gửi gắm mong họ đón nhận cô Phượng làm con dâu. Thế nhưng gia đình họ không đồng ý việc này.
Phố Hàng Ngang
Cô chính thức trở thành kẻ tứ cố vô thân khi bố mẹ đều đã qua đời. Một mình cô Phương lăn lộn, buôn bán qua ngày. Một lần, cô Phượng bị lừa hết vốn liếng, gia sản khánh kiệt. Không còn cách nào khác, cô phải cậy nhờ sự giúp đỡ của một số người đàn ông si mê cô.
Cuối đời, cô quay về Hà Nội trong tình cảnh không người thân thích, không nơi nương tựa, sau đó qua đời trong cô độc, đớn đau, không một ai bên cạnh. Đám ma của người đẹp Hà thành một thủa chỉ là chiếc quan tài mà không ai tiễn đưa, không người khóc thương số kiếp hồng nhan... chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng".
Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính
Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính (sinh năm 1915) là người may mắn hơn cả trong "tứ mỹ". Bà một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930.
Chân dung cô Bính
Vì thói quen mặc áo dài đen, giai nhân được nhà thơ đa tài Nguyễn Nhược Pháp thầm yêu trộm nhớ và đặt tên là "Người đàn bà áo đen". Người đẹp cũng hiểu được tình cảm của công tử Pháp, nhưng tình thì có, nhưng duyên thì không.
Nguyễn Nhược Pháp đã sớm ra đi ở tuổi 24 vì bệnh lao. Sau khi Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên - em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ.
Tuy là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng họ đã có cuộc sống viên mãn đến cuối đời.
Đám cưới giữa 2 gia đình danh giá thời bấy giờ được tổ chức long trọng. Tuy là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng họ đã có cuộc sống viên mãn đến cuối đời.
Ni Lương (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất