3 mâm cúng quan trọng nhất trong tháng 7 âm lịch, gợi ý làm mâm cơm cúng cô hồn chuẩn nhất

2023-08-25 17:16
- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục vùng miền mà các gia đình sửa soạn mâm cúng rằm tháng 7 khác nhau.

Rằm tháng 7 Âm lịch đối với người Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa. Đó là ngày tưởng nhớ tổ tiên, ngày báo hiếu cha mẹ, ngày thể hiện lòng từ bi đối với chúng sinh trong mùa Xá tội vong nhân... Vì thế, mâm cỗ cúng thường được các gia đình chuẩn bị công phu, chu đáo hơn những ngày rằm khác.

Mâm cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật.

Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.

Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Mâm cúng gia tiên

Đối với mâm cúng rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

3 mâm cúng quan trọng nhất trong tháng 7 âm lịch, gợi ý làm mâm cơm cúng cô hồn chuẩn nhất

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

Mâm lễ cúng cô hồn

Nghi lễ cúng cô hồn (xá tội vong nhân, cúng chúng sinh) nên được thực hiện ở ngoài trời, hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Mâm cúng này thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 âm lịch hoặc Rằm tháng 7 là thời điểm âm vượng nhất – còn theo quan niệm xưa đó là thời gian các vong linh trên đường trở về địa ngục nên cúng cô hồn lúc đó là chuẩn nhất.

3 mâm cúng quan trọng nhất trong tháng 7 âm lịch, gợi ý làm mâm cơm cúng cô hồn chuẩn nhất

Mâm lễ cúng cô hồn

- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.

- 12 cục đường thẻ.

- Tiền vàng mã, quần áo mã (20 - 50 bộ), các cụ xưa thường đặt vàng mã từ 15 lễ trở lên.

- Hoa quả, bỏng nẻ, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Lưu ý: Gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho các chúng sinh – mà thay bằng khoai lang luộc, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh…

Nếu cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối, 5 cái bát, 5 đôi đũa…

Cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, ngoài đường, còn vàng mã thì đem đốt.

* Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Ni Trần (Tổng hợp)

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ giẫm đạp ở Seoul, Hàn Quốc: Hiện trường kinh hoàng, nhiều người cố hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân