Vỏ bọc khó ngờ của những 'nữ doanh nhân' bán hàng online siêu lừa đảo: Khoe mua bán tiền tỷ, uy tín

2021-08-30 11:05
- Bằng nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi, những "nữ doanh nhân" bán hàng online này khiến nhiều nhiều khách hàng phải ngậm đắng nuốt cay.

"Thánh lừa" bán hàng online Ngân gốm

Đỗ Thị Kim Ngân (SN 1985, trú tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) vừa bị Công an tỉnh Thanh Hoá bắt giữhôm 16/8 vừa qua về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngân khai nhận thuê tạo lập trang mạng xã hội Facebook có tên Ngân "gốm" với mục đích sử dụng để đăng tải hình ảnh quảng cáo, rao bán các sản phẩm đồ gốm, đồ gia dụng, đồ điện tử... thu hút người mua. Tuy nhiên, thực tế Ngân không có các sản phẩm này mà chỉ tìm kiếm hình ảnh trên mạng, rao bán "ảo" nhằm chiếm đoạt tài khoản.

Những 'nữ doanh nhân' bán hàng online siêu lừa đảo: Khoe mua bán tiền tỷ, ẩn sau là vỏ bọc khó nhờ

Mỗi khi có khách hàng nhắn tin hỏi mua, Ngân yêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoảng ngân hàng mang tên mình nhằm chiếm đoạt. Khi người mua cố gắng liên lạc, nhưng đối tượng cắt đứt điện thoại.

Trên trang Facebook cá nhân, Ngân tự phong mình là “nữ hoàng làng gốm” Bát Tràng. Ngân khoe sở hữu một cửa hàng gốm sứ lớn nhất làng. Ngân khoe đây là sản phẩm do chính tay mình làm ra nhưng thực ra đây không phải là cửa hàng của Ngân mà là cửa hàng của người khác.

Sau khi "lộ bài", Ngân chuyển sang bán thập cẩm các món hàng như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến xe đạp, giường tầng... và lấy địa chỉ mới. Bằng chiêu thức bán hàng siêu rẻ, chỉ bằng 50% hay 1/10 giá thị trường, Ngân tiếp tục khiến nhiều người sập bẫy.

Ngoài ra, Ngân còn dùng việc bán hàng để kêu gọi cứu trợ thiên tai, vùng kinh tế khó khăn. Mục đích của Ngân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người mua hàng.

Hotgirl "hàng hiệu" chuyên lừa đảo tiền đặt cọc

Đầu tháng 5/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Sơn La bắt tạm giam 2 đối tượng Trần Nguyễn Diệp Anh (SN 2003) và Nguyễn Trung Sáng (SN 2000) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cưỡng đoạt tài sản.

Những 'nữ doanh nhân' bán hàng online siêu lừa đảo: Khoe mua bán tiền tỷ, ẩn sau là vỏ bọc khó nhờ

Theo đó, từ tháng 5/2020 đến tháng 2/2021, Diệp Anh đã sử dụng nick Facebook "Tran Nguyen Diep Anh" đăng bài bán hàng online các mặt hàng túi xách, giày, đồng hồ… trên mạng Internet. Cô dùng tài khoản ngân hàng MB Bank để nhận tiền đặt cọc mua hàng của khách. Tuy nhiên, Diệp Anh lại không giao hàng cho họ mà chiếm đoạt hết số tiền trên.

Tháng 10/2020, trong quá trình kinh doanh online qua Facebook, Diệp Anh biết Nguyễn Trung Sáng nên thuê Sáng chặn Facebook của một số người. Sau đó, cô thuê Sáng bảo mật tài khoản, tăng lượng người theo dõi trên Facebook bán hàng của mình. Qua nhiều lần tiếp tay cho Diệp Anh, Sáng đã biết Diệp Anh lợi dụng việc bán hàng online và lừa đảo khách hàng nên nảy ý định cưỡng đoạt tài sản của cô gái này.

Từ ngày 9 đến ngày 11/1/2021, Sáng sử dụng facebook ảo tên Minh Hằng nhắn tin đe dọa, uy hiếp tinh thần Diệp Anh. Nếu cô gái không chuyển tiền sẽ đăng tin lên các group tín đồ hàng hiệu, bóc phốt, hạ uy tín, không cho Diệp Anh kinh doanh tiếp.

Những 'nữ doanh nhân' bán hàng online siêu lừa đảo: Khoe mua bán tiền tỷ, ẩn sau là vỏ bọc khó nhờ

Từ ngày 9-11/1/2021, Sáng sử dụng Facebook ảo là “Minh Hằng” nhắn tin đe dọa, uy hiếp tinh thần Diệp Anh, nếu Diệp Anh không chuyển tiền sẽ đăng tin lên group “Tín đồ hàng hiệu”, bóc phốt, hạ uy tín, không cho Diệp Anh kinh doanh. Do lo sợ nên Diệp Anh đã chuyển cho Sáng 100 triệu đồng.

Nữ quái bán hàng online lừa đảo gần 600 triệu bằng Facebook giả

Cuối năm 2020, Công an tỉnh Quảng Ngãi triệt phá thành công chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao, bắt khẩn cấp đối với Trần Thị Bích Nhân (26 tuổi, huyện Củ Chi, TP HCM).

Theo đó, đầu tháng 12/2020, Nhân lên mạng xã hội tìm mua 2 tài khoản facebook có lượng lớn bạn bè theo dõi để đăng bán các mặt hàng socola, bánh kẹo, quần áo ngoại nhập có thương hiệu chất lượng cao; rao bán khẩu trang y tế phòng, chống dịch COVID-19… vào các hội nhóm bán hàng qua mạng xã hội Facebook để săn tìm “con mồi”.

Những 'nữ doanh nhân' bán hàng online siêu lừa đảo: Khoe mua bán tiền tỷ, ẩn sau là vỏ bọc khó nhờ

Với vai diễn khéo của Nhân khi cùng lúc đóng 2 vai người bán và người cần mua lượng lớn nguồn hàng socola Mỹ để tiêu thụ trong dịp Tết, do cả tin nên một nạn nhân ở TP Quảng Ngãi đã sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền gần 600 triệu đồng.

Tinh vi hơn, chỉ trong ngày 14-1, Nhân đã liên tục hối thúc và lừa bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của những người mua bán tiền điện tử Win để họ chuyển Win vào ví tiền điện tử của Nhân. Sau đó, Nhân rao bán lại số tiền điện tử này thông qua sàn giao dịch Wefinet để rút ra tiền Việt Nam đồng và chiếm đoạt; đồng thời, khóa 2 tài khoản Facebook.

Lời cảnh báo cho người mua hàng qua mạng

Hiện nay trên các trang mạng xã hội có rất nhiều kiểu mua sắm online như: mua hàng theo hình thức chuyển khoản trước rồi gửi hàng, hàng order giá rẻ,… Trong đó có thể nói việc mua hàng order là chiêu thức lừa đảo dễ dàng và cũng nhiều người dễ "sập bẫy" nhất. Vì việc mua hàng order thông thường là những món hàng xách tay, hàng hiệu, hàng hiệu giảm giá, những món hàng không bán ở Việt Nam…

Do vậy, lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng thích dùng đồ "sang - xịn", nhiều kẻ gian mua bán, lừa đảo với nhiều chiêu trò quảng cáo, mời chào hấp dẫn và thu hút số lượng lớn người sử dụng mạng xã hội trao đổi, mua bán trên nền tảng này. Nếu người mua thiếu cảnh giác, ham đồ "chất" nhưng "rẻ" thì sẽ rất dễ sa vào bẫy của bọn chúng. Chính vì những chiêu thức tinh vi như vậy nên mới xảy ra những vụ án như vụ của đối tượng Diệp Anh, lừa đảo lên đến hàng tỷ đồng.

 Mi Trần (Tổng hợp)

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 tư thế yoga biến chân to như chân voi thành thon dài như đôi đũa