4 THÓI QUEN CỰC SAI KHI DÙNG TỦ LẠNH MÙA HÈ, vừa tốn điện nhanh hỏng lại dễ mắc bệnh

2022-06-25 18:55
- Các thói quen dưới đây tưởng không sao mà gây hại cho cơ thể khi dùng tủ lạnh.

Cho quá nhiều đồ ăn vào tủ lạnh

Để thuận tiện khi nấu ăn, mọi người thường sẽ mua rất nhiều đồ ăn về chất đầy tủ. Thói quen này vô tình làm thực phẩm đầy dinh dưỡng bị mất chất, ôi thiu, nhanh hỏng, thậm chí gây ngộ độc.

Vì khi nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào tủ, có thể làm tủ bị quá tải, không làm lạnh hoàn toàn, một số ngóc ngách không nhận được khí lạnh nên đồ ăn dễ hỏng.4 THÓI QUEN CỰC SAI KHI DÙNG TỦ LẠNH MÙA HÈ, vừa tốn điện nhanh hỏng lại dễ mắc bệnh

4 THÓI QUEN CỰC SAI KHI DÙNG TỦ LẠNH MÙA HÈ, vừa tốn điện nhanh hỏng lại dễ mắc bệnh4 THÓI QUEN CỰC SAI KHI DÙNG TỦ LẠNH MÙA HÈ, vừa tốn điện nhanh hỏng lại dễ mắc bệnh

Cài đặt nhiệt độ quá thấp

Nhiều gia đình có thói quen để nhiệt độ tủ lạnh thật thấp vì cho rằng như vậy thực phẩm sẽ tươi lâu hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến các thực phẩm, nhất là rau củ bị “cháy lạnh” dẫn tới khô héo nhanh, đóng băng, biến chất, giảm dinh dưỡng. Ngoài ra còn tiêu thụ nhiều điện năng hơn và khiến tủ lạnh quá tải, nhanh hỏng hóc.

Đặt thực phẩm chín và sống gần nhau

Các khảo sát cho thấy có tới 46% tủ lạnh của các gia đình có chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Đặc biệt là vi khuẩn Listeria dễ gây ngộ độc thực phẩm nhưng lại có thể sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp trong tủ lạnh.

Để tủ sát với vách, tường làm giảm hiệu suất làm lạnh

Nhiều gia đình hiện nay có xu hướng thiết kế khu vực tủ lạnh thường có tấm chắn bằng gỗ xung quanh, về mặt thẩm mỹ, khu vực để tủ sẽ đẹp hơn, tuy nhiên, đó lại là một mối “đe dọa” cho tuổi thọ và hiệu suất làm lạnh của tủ.

Thông thường, tủ lạnh thường thiết kế dàn nóng (dàn ngưng tụ - hỗ trợ giải nhiệt, nếu giải nhiệt càng tốt thì tủ lạnh càng sâu và ngược lại) được bố trí tại các điểm mặt sườn tủ hoặc mặt sau của tủ.

Do đó, nếu để tủ trong không gian hẹp, sát vách tường có thể dẫn đến hiện tượng khó giải nhiệt cho dàn nóng. Về lâu dài, điều này làm cho khoang lạnh của tủ sẽ kém lạnh hơn, tủ bắt buộc phải hoạt động lâu hơn để đạt được ngưỡng nhiệt độ mong muốn.

Theo khuyến cáo từ nhà suản xuất, vị trí đặt tủ cần thông thoáng, khô ráo, các mặt của tủ lạnh cần cách bề mặt xung quanh tối thiểu 20cm.

Nhiều gia đình hiện nay có xu hướng thiết kế khu vực tủ lạnh thường có tấm chắn bằng gỗ xung quanh, về mặt thẩm mỹ, khu vực để tủ sẽ đẹp hơn, tuy nhiên, đó lại là một mối “đe dọa” cho tuổi thọ và hiệu suất làm lạnh của tủ.

Thông thường, tủ lạnh thường thiết kế dàn nóng (dàn ngưng tụ - hỗ trợ giải nhiệt, nếu giải nhiệt càng tốt thì tủ lạnh càng sâu và ngược lại) được bố trí tại các điểm mặt sườn tủ hoặc mặt sau của tủ.

Do đó, nếu để tủ trong không gian hẹp, sát vách tường có thể dẫn đến hiện tượng khó giải nhiệt cho dàn nóng. Về lâu dài, điều này làm cho khoang lạnh của tủ sẽ kém lạnh hơn, tủ bắt buộc phải hoạt động lâu hơn để đạt được ngưỡng nhiệt độ mong muốn.

Theo khuyến cáo từ nhà suản xuất, vị trí đặt tủ cần thông thoáng, khô ráo, các mặt của tủ lạnh cần cách bề mặt xung quanh tối thiểu 20cm.

Thu Trang (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 item kinh điển của mùa thu, các nàng không nhanh tay sắm thì hết mùa chỉ có tiếc hùi hụi