Thói quen 2 ít, 3 nhiều khiến nhiều người Việt mắc phải nhóm bệnh không lây

2017-05-10 10:48
- Dinh dưỡng không hợp lý ăn quá nhiều muối, ít rau và lười vận động là một trong những yếu tố nguy cơ, kéo theo hàng loạt các bệnh nguy hiểm có thể mắc trong đó có ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi mãn tính (nhóm bệnh không lây).

Theo ước tính, cứ 10 ca vào viện điều trị thì có 7 ca tử vong vì bệnh không lây. Số ca bệnh không lây ở Việt Nam ngày càng gia tăng khi xã hội phát triển.

Trước đây, vào những năm 1990, số ca nhập viện điều trị là bệnh lây nhiễm chiếm tới 2/3 và bệnh không lây chỉ 1/3. Nhưng đến thời điểm hiện nay, mô hình bệnh tật của Việt Nam đang có xu hướng đảo ngược lại.

Theo các chuyên gia y tế, hàng năm số ca bệnh không lây phổ biến như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mãn tính ở Việt Nam liên tục tăng. Những căn bệnh này có mối liên quan rất chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng và lối sống hiện đại ngày nay.

Ăn nhiều muối, ít rau, lười vận động người Việt dễ mắc hàng loạt các bệnh khó chữa

Ăn it rau nhiều muối và ít vận động là yếu tố nguy cơ gia tăng các bệnh hiểm nghèo khó điều trị.

TS. Trần Quốc Bảo, Trưởng phòng kiểm soát bệnh không lây (Bộ Y tế) cho biết, ca bệnh nhập viện liên quan tới bệnh không lây tăng là do hút thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít vận động.

Ví dụ, người Việt Nam đang ăn quá nhiều muối. Thừa muối sẽ dễ dẫn tới bệnh tim mạch tăng nguy cơ đột quỵ. Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO), một người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ ngày tương đương với 1 thìa cà phê muối.

Trong khi đó, người Việt đang ăn số lượng muối gần gấp đôi quy định khoảng 9,4g muối/ngày. Lượng muối chủ yếu ăn vào có trong thức ăn, bột canh, nước mắm, muối, hạt nêm và một số thực phẩm khác. Ăn nhiều muối thường gây ra giữ nước trong cơ thể, nguy cơ tăng huyết áp, gia tăng các bệnh về tim mạch.

Theo TS. Trần Quốc Bảo, người Việt Nam đang “siêu lười” ăn rau/trái cây. Trên 50% người trưởng thành ăn thiếu rau. Không ăn rau, ít chất xơ sẽ gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa. Tăng nguy cơ bệnh tật về đường tiêu hóa (ung thư), tim mạch, thừa cân béo phì…

Không chỉ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý ít vận động cũng làm gia tăng các bệnh nguy hiểm ở đối tượng trẻ. TS. Trần Quốc Bảo chia sẻ, có khoảng 1/3 người trưởng thành Việt Nam đang thiếu hoạt động thể lực. Thiếu vắng hoạt động thể chất cộng thêm chế độ ăn mất cân đối khiến cho số ca bệnh không lây đang càng gia tăng ở người trẻ.

Một trong những thói quen xấu tăng nguy cơ những bệnh tật hiểm nghèo ở người trẻ chính là thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. Số liệu điều tra năm 2015 của Bộ Y tế cho thấy, nam giới trưởng thành đang hút thuốc chiếm khoảng 45% và 70% nam giới có uống rượu bia (trong đó 44% nam giới uống ở mức rượu bia tới mức nguy hại).

TS. Trần Quốc Bảo cho hay, những căn bệnh không lây rất nguy hiểm nguy cơ tử vong lên tới 70% nhưng có thể phòng tránh được. Một số hành vi như: hút thuốc, uống rượu, ăn ít rau, nhiều muối và chất béo, ít vận động… điều này dễ dẫn tới thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư…

Tại “Tọa Đàm Việt Nam – Đan Mạch  về bệnh không lây” GS.TS Lê Quang Cường, cho hay: Trong 3 thập kỷ từ khi đổi mới năm 1986 đến nay số ca bệnh không lây gia tăng. Các bệnh không lây phổ biến tại Việt Nam như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mãn tính. Tỷ lệ tử vong của các căn này lên tới 73% và chiếm 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật. Ước tính mỗi ngày nước ta có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, gần 3 triệu người đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh phổi mãn tính, khoảng 120.000 ca ung thư mắc mới.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chăm chỉ thực hiện 4 động tác này vai to đến mấy cũng trở nên thon gọn