Ăn uống kiêng khem để dáng đẹp, suýt xỉu vì hạ đường huyết

Hoàng Sa 2015-07-01 08:39
- Hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê, nếu tình trạng này không được bù đắp glucose kịp thời, nhất là hạ đường huyết nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết  là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9 - 6,4 mmol/lít). Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, gây nhiều rối loạn cho sức khoẻ thậm chí là rất nguy hiểm. 
Loại bệnh này còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có cảm giác đói, mệt mỏi đột ngột, run tay, chân, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt.

Mắc bệnh hạ đường huyết do nhịn ăn quá mức, uống rượu bia lúc đói 

Thời gian gần đây, cơ thể anh Nguyễn Hữu Bình (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, đau đầu, trong người liên tục vã mồ hôi, tính tình rất dễ bị kích động. Mỗi khi lo lắng, căng thẳng hay bị đói mệt, anh sẽ có biểu hiện hoa mắt đặc biệt là khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Nghe lời khuyên của bạn bè, anh Bình đã đi khám tại một cơ sở chuyên khoa có tiếng trên địa bàn Hà Nội. 
Hạ đường huyết: Nếu chủ quan sẽ gây nguy hiểm tính mạng
Đau đầu, chóng mặt là một trong những biểu hiện cơ bản của bệnh hạ đường huyết.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh Bình bị mắc chứng bệnh hạ đường huyết cấp độ 2. “Thời gian này đang trong quá trình giảm cân, tôi thường xuyên bỏ bữa, không ăn các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột. Thỉnh thoảng anh em bạn bè rủ đi uống bia trong lúc bụng đang đói cộng thêm việc ăn uống không đủ chất có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. Trước đây sức khỏe tốt, không đau ốm; do chủ quan nên giờ mới mắc bệnh này. Cũng may, khi đi thử máu, tôi không bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu không, việc chữa trị sẽ càng khó khăn hơn”, anh Bình chia sẻ.

Biểu hiện của bệnh hạ đường huyết 

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Nam – chuyên gia nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường trong đó bao gồm cả hạ đường huyết nói rằng, người bị loại bệnh này thường có nhiều biểu hiện khác nhau. Thông thường hạ đường huyết chia làm 3 mức độ. 
1. Thể nhẹ: Người bị mắc ở mức độ này sẽ cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, có cảm giác mệt mỏi, run tay, tim đập nhanh vã mồ hôi liên tục. Đối với tim mạch xuất hiện những cơn đau thắt ngực, có các dấu hiệu vận mạch.
2. Thể trung bình: Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng lớn về thần kinh, cơ thể bạc nhược, dễ bị kích động, tính tình thay đổi, giảm các hoạt động về trí tuệ. Thậm chí bị rối loạn về giấc ngủ.
3. Thể nặng: Người bị mắc bệnh ở giai đoạn này có thể xuất hiện lú lẫn, dễ bị kích động và có dấu hiệu liệt nửa người. Bệnh nhân bắt đầu có những cơn co giật, khi hôn mê sâu sẽ bị rối loạn ý thức, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước.
Ngoài ra, người bị bệnh này còn có dấu hiệu mút tay, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử, hôn mê kéo dài hoặc để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn.

Cách điều trị bệnh hạ đường huyết:

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Nam, khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Dù cơ thể có thể huy động năng lượng từ các bộ phận khác nhưng không đủ bởi não và hồng cầu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Hạ đường huyết nặng có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có biểu hiện của việc hạ đường huyết, người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau: 
1. Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà. 
Hạ đường huyết: Nếu chủ quan sẽ gây nguy hiểm tính mạng ảnh 1
Việc ăn uống khoa học, đầy đủ là một trong những cách phòng tránh bệnh hạ đường huyết.
2. Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
3. Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…
4. Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
5. Đối với người do bị đái đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
6. Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh hạ đường huyết có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
“Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu”, bác sĩ Nam khuyến cáo.
Hoàng Sa
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Linh Ngọc Đàm nói về tình yêu