Cẩn trọng với viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

2015-06-30 17:56
- Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ - Cấu trúc niệu đạo ở nữ quá ngắn và thẳng. Nhưng điều này lại gây nhiều rắc rối... điển hình là bệnh viêm đường tiết niệu.

Cẩn trọng với viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Báo cáo về nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ, các chuyên gia Đại học y Khoa Loma Linda (Mỹ) đã khẳng định cấu trúc đường tiết niệu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ. Do tạo hóa “kiến trúc” niệu đạo của họ khác nam giới nên họ dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Niệu đạo của nam giới quanh co, cấu trúc vòng quanh qua hai lần cơ vòng trước khi gặp bọng đái. Lối thoát tiểu ở dương vật (xa hậu môn), không có âm đạo (nơi trú ngụ an toàn cho vi khuẩn) nên ít mắc bệnh hơn nữ. Trong khi đó, phụ nữ có cấu trúc niệu đạo ngắn và thẳng. Lỗ thoát tiểu ngay sát âm đạo, âm đạo lại gần hậu môn nên rất dễ nhiễm khuẩn.
Phụ nữ tuổi sinh nở được tạo hóa tặng cho tấm “lá chắn” bảo vệ niệu đạo đó là dịch nhầy ở âm đạo. Nhưng đến tuổi mãn kinh, thiếu hụt estrogen khiến âm đạo teo, khô, màng nhầy - màng chắn các vi khuẩn đi vào âm hộ bị mất.
Trong khi giao hợp thì cơ quan sinh dục của nữ giới cũng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục càng có nguy cơ cao về bệnh này. Đến tuổi mãn kinh, “khó khăn” trong giao hợp dễ xảy ra trày xước cùng với sự mất “lá chắn” thì nguy cơ nhiễm trùng niệu đạo càng cao. Mầm bệnh đi theo khi giao hợp.
Những người bị táo bón kinh niên hoặc do mãn kinh cũng khiến thức ăn di chuyển chậm qua ruột làm gây ứ đọng trong hậu môn và âm hộ.
Cẩn trọng với viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu

- Dấu hiệu nhận biết rõ ràng và nhanh nhất là đi tiểu buốt, gắt, lắt nhắt nhiều lần, thậm chí còn tiểu ra máu..
- Người bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu nhiều về ban đêm, hay đau thắt lưng.
- Nước tiểu đục hơn.
- Bụng dưới bị cảm giác nặng luôn có cảm giác “buồn” đi tiểu nhưng lại không thể “cho ra”.
- Đau phần rốn.
- Cảm giác khó chịu dưới xương mu.
Những điều này khiến người bệnh cảm giác mệt mỏi, bí bách, khó chịu có thể gây sốt. Giai đoạn mới gọi là nhiễm trùng đường tiểu dưới. Để lâu, sự xâm nhập ảnh hưởng tới thận thì gọi là nhiễm trùng đường tiểu trên.
Những triệu chứng trên có thể tự khỏi sau vài ngày. Vì vậy, khi mới mắc, 1-2 lần, nhiều chị em không cho rằng mình đang có dấu hiệu bệnh. Nhưng bệnh thực chất không tự khỏi, sẽ tái lại các triệu chứng trên sau một thời gian ngắn.

Chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu vô cùng phức tạp

Nhiễm trùng đường tiểu không khó chữa nhưng lại dễ có biến chứng nếu chữa muộn hoặc chữa không đúng. Nhiều chị em hay nhầm những triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu với phụ khoa nên ngại gặp bác sĩ, tự kháng khuẩn bằng cách uống kháng sinh chống viêm nhiễm.
“Tuyệt đối không tự mua kháng sinh về uống” - đó là lời khuyên của bác sĩ Nguyệt Hằng (phòng khám Hoa Hồng, Hà Nội). Dùng kháng sinh không đúng sẽ gây lờn thuốc, gây khó khăn trong điều trị lâu dài và không khỏi dứt điểm.
Theo bác sĩ Hằng, các triệu chứng trên chứng tỏ bệnh nhân có thể mắc viêm đường tiết niệu nhưng để kê toa thì các bác sĩ phải xem kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hay có thể dùng que thử nước tiểu thử tại nhà để phát hiện phản ứng nhiễm trùng và uống kháng sinh tạm thời. Nhưng nếu bệnh tái phát cần đến chuyên khoa xét nghiệm.
Cẩn trọng với viêm đường tiết niệu ở phụ nữ ảnh 1
Viêm đường tiết niệu có thể do nhiều dạng vi khuẩn như: Staphylococcus saprophyticus, Kebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterococcus faecalis, P. aeruginosa, Enterobacter cloacae, Citrobacter… Mỗi loại sẽ có một toa thuốc riêng. Chỉ xét nghiệm nước tiểu mới xác định chính xác bệnh nhân đang bị loại vi khuẩn nào “đột nhập”.
Thông thường thì vi khuẩn Escherichia Coli chiếm đến 80% nguyên nhân gây bệnh. Điều trị bằng kháng sinh chữa nhiễm trùng tiết niệu không dài (khoảng 3-10 ngày) nếu phát hiện sớm. Nhưng bệnh đã lan rộng, vi khuẩn đã lấn chiếm diện tích lớn trong đường niệu đạo thì bệnh nhân phải đến chuyên khoa điều trị dứt điểm. Để bệnh nặng, lâu không chữa, mầm bệnh sẽ lan lên bàng quang, thận làm viêm bàng quan, suy thận.

 Phòng tránh viêm đường tiết niệu - lời khuyên bỏ túi cho chị em

Uống nước: Muốn tránh bệnh, mọi người nên uống đủ nước 2 lít/ngày) nhằm rửa sạch bàng quang, tẩy rửa các vi khuẩn gây hại.
Phụ nữ không nên tắm bồn: Tắm bồn là cơ hội để các vi trùng, vi khuẩn trú ngụ ở âm đạo.
Bổ sung vitamin C: Các loại trái cây cam, chanh, bưởi, quất rất có lợi trong phòng nhiễm vi khuẩn. Những trái cây này tăng độ axit của nước tiểu, đó là môi trường hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Uống thêm vitamin C theo chỉ định của bác sĩ cũng là phương pháp tốt giảm thiểu khả năng “lớn mạnh” của đội quân vi khuẩn.
Không được nhịn tiểu: Đây là thói quen của khá nhiều người nhưng nó vô cùng gây hại. Nhịn tiểu sẽ làm ứ đọng mầm bệnh. Do vậy, khi muốn đi tiểu cần đi ngay. Các bác sĩ còn khuyên chúng ta không nên đợi cảm giác muốn đi tiểu mà “canh chừng” 2-3h thì tự “xả nguồn”.
Vệ sinh sau giao hợp: Sau mỗi lần giao hợp, phụ nữ nên vệ sinh sạch sẽ “cửa mình” để loại bỏ khả năng vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, tiến lên bàng quang. Cần vệ sinh thường xuyên “vùng kín”. Nên dùng các loại dung dịch phụ nữ nhưng tránh lạm dụng bởi dùng quá nhiều càng làm khô âm đạo, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào dễ dàng.
(Theo SKGĐ)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 người đẹp Việt sở hữu khuôn mặt 'tỷ lệ vàng' khiến bao nhiều người ước ao