Bệnh viêm đường tiết niệu: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

2015-06-15 08:27
- Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng liên quan đến các cơ quan tạo ra và đưa nước tiểu ra ngoài, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Bác sĩ thường chia bệnh viêm đường tiết niệu thành hai loại: nhiễm trùng đường tiết niệu dưới và nhiễm trùng đường tiết niệu trên.
Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới – nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới thường do các vi khuẩn trong ruột gây ra. Những vi khuẩn này lây lan từ hậu môn đến niệu đạo và bàng quang rồi phát triển, xâm chiếm mô và gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu trên – loại này ảnh hưởng lên niệu quản và thận. Chứng bệnh nhiễm trùng này được gọi là viêm thận hoặc nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường xảy ra vì vi khuẩn di chuyển ngược từ bàng quang lên thận. Đôi khi, bệnh là do vi khuẩn từ các vùng khác trên cơ thể xâm nhập thận qua đường máu.
Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới vì phụ nữ có niệu đạo ngắn nên vi khuẩn xâm nhập bàng quang tương đối dễ hơn. Quan hệ tình dục có thể làm cho vi khuẩn phát tán ngược lên bàng quang. Ngoài ra, việc phương pháp ngừa thai bằng màng ngăn âm đạo và chất diệt tinh trùng có thể thay đổi môi trường vi khuẩn bình thường xung quanh niệu đạo khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
Đối với phụ nữ có thai, những thay đổi tạm thời về sinh lý học và giải phẫu học của đường tiểu khiến họ trở thành đối tượng dễ bị viêm bàng quang và viêm thận. Nhiễm trùng thận và bàng quang có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi vì chúng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non và đôi khi gây chết thai.
Bệnh viêm đường tiết niệu: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.

Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới có thể gây ra một hay nhiều trong triệu chứng sau:
- Có nhu cầu tiểu tiện thường xuyên một cách bất thường.
- Rất muốn đi tiểu.
- Cảm giác đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Cảm giác đau, căng thẳng ở khu vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu).
- Nước tiểu đục, hoặc có mùi hôi hoặc nặng mùi hơn bình thường.
- Sốt, có thể kèm ớn lạnh hoặc không.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau ở bên hông hoặc phần trên lưng.
- Tiểu đêm.
- Tiểu dầm.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và về việc bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay chưa. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về lịch sử tình dục, bao gồm lịch sử về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của bạn và chồng, việc sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng màng ngăn âm đạo và chất diệt tinh trùng cũng như tình trạng thai nghén. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường vì bệnh này có thể làm bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp mẫu nước tiểu để đem đi xét nghiệm xem có chứa vi khuẩn hay các dấu hiệu nhiễm trùng khác hay không. Mẫu nước tiểu của bạn cũng có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định chính xác loại vi khuẩn đã lây nhiễm và thuốc kháng sinh cần dùng loại bỏ chúng. Nếu bạn bị sốt và các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu trên, bác sĩ có thể cho xét nghiệm máu để xác định số lượng bạch cầu. Lượng bạch cầu cao đồng nghĩa với nhiễm trùng. Máu cũng có thể được kiểm tra xem có vi khuẩn hay không. Quá trình này được gọi là cấy máu.
Người có các triệu chứng nhiễm trùng thận nặng hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới có thể phải làm thêm các xét nghiệm khác như:
- Chụp cắt lớp (chụp CT) thận và hệ tiết niệu.
- Siêu âm.
- Nội soi bàng quang.
- Thời gian kéo dài.
Nếu được điều trị đúng cách, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chữa khỏi trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Có thể mất nhiều ngày để các triệu chứng nhiễm trùng thận hoàn toàn khỏi hẳn.
Bệnh viêm đường tiết niệu: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Các bác sĩ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới bằng thuốc kháng sinh

Ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu:
Uống nhiều nước mỗi ngày. Nước ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cuốn chúng ra khỏi đường tiết niệu. Uống nước ép nam việt quất có thể ngăn cản vi khuẩn phát triển bằng cách giảm khả năng bám của vi khuẩn trên niệu đạo.
Chùi từ trước ra sau. Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn đường ruột từ trực tràng lên đường tiểu, phụ nữ luôn nên chùi giấy vệ sinh từ trước ra sau khi đại tiện.
Giảm sự lây lan của vi khuẩn khi quan hệ tình dục. Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Nếu bạn bị lây nhiễm nhiều lần thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều trị

Các bác sĩ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới bằng thuốc kháng sinh. Xét nghiệm có thể xác định loại kháng sinh tốt nhất cho việc điều trị. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu dưới sẽ được điều trị bằng một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài ba ngày nhưng những phụ nữ đang mang thai, hoặc bị các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như tiểu đường ngăn thường phải dùng thuốc kháng sinh lâu hơn.
Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường được điều trị bằng kháng sinh từ 10 đến 14 ngày. Những người bị nhiễm trùng nặng ở đường tiết niệu trên có thể cần phải được nhập viện điều trị bằng thuốc kháng sinh chuyền qua tĩnh mạch. Biện pháp này thường được áp dụng nếu triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và sốt làm tăng nguy cơ mất nước và không thể uống thuốc kháng sinh.

Khi nào thì nên gọi cho chuyên gia?

Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nếu đi tiểu nhiều lần, rất muốn đi tiểu, khó chịu khi đi tiểu và các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng thận, như sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở bên hông hoặc sau lưng. Thai phụ có những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Dự đoán

Khi một người phụ nữ đã được chữa khỏi viêm bàng quang, cô ấy có tỉ lệ tái phát là 20%. Sau khi bị nhiễm trùng lần thứ hai, tỉ lệ bị nhiễm trùng lần thứ ba là 30%. Nếu một phụ nữ bị viêm bàng quang hơn ba lần trong vòng một năm và đường tiết niệu có cấu trúc giải phẫu học bình thường thì bác sĩ có thể kê cho cô ấy một số loại kháng sinh đặc biệt để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu lần sau.
(Theo WH)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những sao Việt sinh con trước, cưới hỏi tính sau vẫn có cuộc sống viên mãn