Carbon neutral và net zero khác nhau thế nào? Tại sao chúng ta cần quan tâm?
Tin liên quan
Theo tổ chức The Carbon Trust của Anh, các công ty muốn đạt được lượng khí thải carbon bằng không đang bị cản trở bởi những thuật ngữ khó hiểu và thông tin không chính xác. Diane Millis - Giám đốc truyền thông của The Carbon Trust cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng đây là một thách thức đồng thời cũng là một lĩnh vực kỹ thuật và có nguy cơ bị đơn giản hóa quá mức. Đặc biệt, các công ty đang gặp khó khăn trong việc hiểu được sự khác biệt giữa net zero và carbon neutral. Nhiều công ty và tổ chức chỉ mới bắt đầu hiểu net-zero về cơ bản khác với carbon neutral”.
Carbon neutral và net zero khác nhau thế nào?
Tổ chức The Carbon Trust giúp các doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức giảm lượng khí thải của họ. Sau khi đọc hướng dẫn về carbon, Diane Millis cho rằng: “Net-zero và carbon neutral khá khác nhau. Net-zero được coi là tiêu chuẩn chuẩn cho quá trình khử cacbon”.
Net-zero không có tiêu chuẩn được quốc tế công nhận
Net-zero đã trở thành tiếng kêu gọi toàn cầu trong cuộc đua giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Liên hiệp quốc - cơ quan đang điều phối chiến dịch Race to Zero toàn cầu chia sẻ: “Nói một cách đơn giản, net-zero có nghĩa là chúng ta không thêm lượng khí thải mới vào bầu khí quyển. Việc phát thải carbon neutral sẽ tiếp tục, nhưng sẽ được cân bằng bằng cách hấp thụ một lượng tương đương từ bầu khí quyển”.
Tuy nhiên, net-zero không có tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, trong khi carbon neutral được xác định theo tiêu chuẩn PAS 2060. Chiến dịch Race to Zero phù hợp với các mục tiêu khoa học nhằm đưa thế giới đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu được đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015 mang tính bước ngoặt. Điều này nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt được điều này, toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ cần phải trở thành 0% vào năm 2050.
Net-zero liên quan đến việc loại bỏ lượng khí thải gián tiếp được tạo ra bởi toàn bộ chuỗi giá trị
Net-zero khó đạt được hơn carbon neutral. Một điểm khác biệt chính là net-zero liên quan đến việc loại bỏ lượng khí thải gián tiếp được tạo ra bởi toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm tất cả các nhà cung cấp và khách hàng. Những lượng khí thải này được gọi là lượng khí thải Phạm vi 3 và bao gồm lượng khí thải được tạo ra bởi hàng hóa và dịch vụ đã mua, nhà phân phối bên thứ ba và “việc sử dụng các sản phẩm đã bán”, có nghĩa là lượng khí thải được tạo ra khi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.
Để hướng tới Net-zero, một công ty phải loại bỏ các lượng khí thải này ngoài lượng khí thải Phạm vi 1 là lượng khí thải mà công ty chịu trách nhiệm trực tiếp và lượng khí thải Phạm vi 2 là lượng khí thải được tạo ra bởi “điện, nhiệt và hơi nước”. Lượng khí thải này phải được giảm theo thời gian tương thích với mục tiêu 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris. Ngược lại, carbon neutral chỉ bao gồm lượng khí thải Phạm vi 1 và Phạm vi 2.
Loại bỏ vĩnh viễn carbon trong khí quyển
Điểm khác biệt quan trọng trong việc đưa lượng phát thải ròng về 0 là bất kỳ lượng khí thải còn lại nào – lượng khí thải không thể loại bỏ được – phải được loại bỏ bằng cách mua các thiết bị loại bỏ khí nhà kính (GGR) để loại bỏ vĩnh viễn một lượng carbon tương đương khỏi khí quyển. Điều này có thể bao gồm việc trồng rừng với điều kiện là cây cối có thể tồn tại trong lòng đất khoảng 100 năm. Nó cũng có thể bao gồm thu hồi và lưu trữ carbon trực tiếp trong không khí, nơi khí thải được loại bỏ khỏi khí quyển. Ngược lại, carbon neutral cho phép xử lý lượng khí thải còn lại bằng cách mua các khoản bù đắp dẫn đến giảm thiểu hoặc hiệu quả carbon.
Diane Millis cho hay: “Có nhiều việc phải làm để nâng cao kiến thức chung trong lĩnh vực này để mọi người có thể xác định các mục tiêu và hành động có ý nghĩa tốt hơn. Có thể không dễ dàng để đơn giản hóa hoàn toàn, vì vậy chúng tôi cần giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ”.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc đưa lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050 là thách thức lớn nhất mà nhân loại từng đối mặt. Các công ty đã đặt mục tiêu đưa lượng phát thải ròng về 0 bao gồm thương hiệu nội thất Đan Mạch Takt dự kiến sẽ đạt được tiêu chuẩn trong vòng 2 hoặc 3 năm nữa.
Ngọc Huyền – Theo dezeen
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất