Trẻ đột nhiên bị đau xương, sưng đỏ cần phải cảnh giác kẻo mắc phải căn bệnh nguy hiểm này

2018-05-28 19:00
- Khi bé đột ngột kêu đau chân, cha mẹ phải cảnh giác để tránh căn bệnh nguy hiểm.

Đau chân không ngờ mắc bệnh nặng

Bé Nguyễn Nhật An (9 tháng tuổi, Hà Nội) không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm nhưng gia đình không hay biết. Theo gia đình bé An, mỗi buổi sáng ngủ dậy, bé kêu đau cẳng chân, trước đó sức khỏe hoàn toàn bình thường. Gia đình bé An nghĩ con được nghỉ hè, đá bóng nhiều nên bị bong gân. Bé An được đi đắp thuốc lá và điều trị tại một nhà thầy lang.

Sau khi điều trị 2 ngày, bé An bỗng sốt cao, chân sưng to và đỏ, gia đình vội vàng đưa bé tới Bệnh viện nhi khám. Bé An được chẩn đoán mắc viêm xương tủy nhiễm khuẩn đường máu cấp.

Trẻ tự dưng đau xương nếu sưng đỏ cha mẹ chớ chủ quan cẩn trọng với căn bệnh nguy hiểm này

Trẻ đột nhiên bị đau xương dài, cha mẹ nên nhanh chóng đứa trẻ đi khám để loại trừ bệnh viêm xương tủy, ảnh minh họa.

Bé Nguyên Khôi (8 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên kêu đau chân. Mẹ bé Khôi chỉ nghĩ con chạy nhảy nhiều, đang tuổi ăn tuổi lớn nên không đáng ngại. Tới khi chân bé bị sưng đỏ và sốt, mẹ bé đưa đi khám. Sau khi khám bé Khôi được kết luận bị viêm xương tủy.

Theo bác sĩ CKII Lê Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Chỉnh hình nh,  mỗi một năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 trường hợp mắc bệnh lý viêm xương. Bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (một loại vi khuẩn kháng thuốc cao). Trẻ mắc bệnh nếu không được điều trị có thể biến chứng nghiêm trọng toàn thân, tại chỗ thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân là do khuẩn huyết viêm tất các thành phần của xương. Trẻ mắc bệnh thường bị đau ở đau, sưng tấy đỏ ở các xương dài (xương đùi, xương chày, xương cánh tay).

Điều trị cần sự kiên trì

Bác sĩ Tuấn Anh cho hay trẻ bị mắc viêm xương nhiễm khuẩn sẽ cần phải kiên trì điều trị. Có những bệnh nhân phải điều trị gần 20 lần tái khám trong suốt 2 năm mới có thể đi lại được.

Bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải phóng mủ trong xương và các mô mềm, tưới rửa xương bằng dung dịch kháng sinh để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm lan rộng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi sẽ tiếp tục được theo dõi và bó bột để xương được nghỉ ngơi hoàn toàn, tạo điều kiện cho quá trình hình thành xương mới.

“Nếu bệnh nhân không được bó bột sẽ có thể bị gãy xương dẫn đến tình trạng xương khó liền và khó điều trị về sau. Đây là bệnh cần điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt của gia đình người bệnh”, bác sĩ Tuấn Anh nói.

Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo thêm, khi trẻ bị đau xương, cha mẹ cần phải cho đi khám sớm để loại trừ bệnh viêm xương tủy. Viêm xương tủy nếu không được điều trị sớm hoặc không kiên trì điều trị có thể gây viêm rò kéo dài, mất đoạn xương, biến dạng chi ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ về sau này.

Lưu ý nguyên nhân viêm tủy xương

Ở trẻ em viêm, viêm tủy xương gặp ở những xương dài ở cánh tay hoặc cẳng chân. Ở người lớn, xương bàn chân, cột sống và hông (xương chậu) thường dễ bị ảnh hưởng nhất.

Nhiễm trùng xương thường gây ra bởi vi khuẩn, nấm hoặc vi trùng khác. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan từ da tới xương nếu bị viêm da kéo dài hoặc dây chằng bị nhiễm trùng bên cạnh xương. Nhiễm trùng có thể xuất phát từ một bộ phận khác vào xương qua đường máu. Nhiễm trùng xương có thể xảy ra sau phẫu thuật xương nếu có tấm kim loại đặt trong xương.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹo giúp ngăn ngừa nhức đầu trong ngày nắng nóng