Sau khi ăn hải sản xuất hiện mẩn ngứa tuyệt đối không chủ quan kẻo gặp nguy hiểm đến tính mạng

2018-07-20 18:30
- Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh viện này vừa tiếp nhận một trường hợp dị ứng hải sản. Bệnh nhân là Phạm Anh Đ, sinh năm 1977, sống ở Gia Lâm, Hà Nội nhập viện với triệu chứng mề đay, sẩn ngứa kèm đau mỏi toàn thân sau khi ăn hải sản.

Sau quá trình thăm khám, dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán dị ứng do hải sản và có chỉ định nhập viện điều trị.

Theo bác sĩ Trần Thị Oanh – Trưởng khoa Nội Tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Đức Giang), trung bình mỗi tuần, khoa Nội Tổng hợp tiếp nhận 7 - 8 trường hợp nhập viện điều trị dị ứng. Trong số đó, phần lớn các bệnh nhân sau một thời gian theo dõi, thăm khám, đều phát hiện bản thân bị dị ứng do ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực, bạch tuộc, cá ngừ, sò, ốc.

Theo Bác sĩ Trần Thị Oanh, trẻ nhỏ hay những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng thức ăn nói chung, hải sản nói riêng. Với người lớn khi bị dị ứng có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da; còn đối với trẻ nhỏ đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng dị ứng biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, rất đa dạng, thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Ở trường hợp nhẹ sẽ nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), ngứa, nôn nao khó chịu, đau đầu, chóng mặt, thường vài giờ sau triệu chứng sẽ lặn. Trong trường hợp nặng, ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thậm chí gây biến chứng phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh. Nếu không được thải độc kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.

Sau khi đi du lịch nếu thấy sẩn ngứa kèm đau mỏi toàn thân cảnh giác bệnh này nhiều người chủ quan

Bệnh nhân Đ dị ứng ăn hải sản sau khi đi du lịch về

Dị ứng hải sản cũng như các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất.

Sau khi đã nôn, người bệnh cần uống nước trà đường nóng … để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe.

Với trường hợp nặng đặc biệt kèm sốc phản vệ phải đưa đến cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị, tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Cách hạn chế dị ứng hải sản

Với những người có cơ địa hay bị dị ứng thì nên hạn chế ăn hải sản khi đi chơi các nơi du lịch, đặc biệt hải sản đã ươn, chết. 

Khi đi du lịch, bạn cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến món ăn đặc biệt là những món có kết hợp nhiều nguyên liệu, việc này giúp bạn tránh ăn phải hải sản có thể gây dị ứng. Ngoài ra, mọi người nên mang theo một số thuốc chữa dị ứng đơn giản theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi đã bị dị ứng với một loại hải sản cũng nên thận trọng với các đồ biển khác vì có thể bị dị ứng chéo. Nếu bạn đi du lịch và thưởng thức các món hải sản mới, cần ếu có các biểu hiện dị ứng phải ngừng lại ngay.

Phúc Linh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 bảng mắt màu siêu siêu xinh, không mua hơi phí