Những nguyên liệu đơn giản giúp giải bớt độc khi ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm chứa chất có hại

2018-04-26 07:37
- Nhiều nguyên liệu đơn giản trong nhà sẽ giúp giải độc nếu như bị ngộ độc thức ăn. Còn ngộ độc nấm hoặc ngộ độc các chất cực độc, nguy hiểm tính mạng phải đi cấp cứu kịp thời

Tận dụng ngay những gia vị trong nhà bếp

Thời tiết mùa hè nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, thức ăn cũng dễ nhanh chóng hỏng nếu không biết bảo quản đúng cách.

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội viên Hội Đông y Hà Nội, khi ăn phải thức ăn ôi thiu, hỏng nhiễm vi khẩn nguy cơ gây ra ngộ độc là rất cao. Khi bị ngộ độc, nếu biết cách xử lý đúng cách tận dụng những gia vị, cây cỏ quanh nhà sẽ giúp giảm đi độc tố, giảm mức độ nguy hiểm của bệnh nhân trước khi tới bệnh viện.

Xử lý cấp bách ngộ độc với nguyên liệu ngay trong nhà bếp

Gừng và lá húng quế giúp làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn khi ăn phải thức ăn đã bị hỏng, (ảnh minh họa).

Ngộ độc xảy ra khi ăn phải các thức ăn, đồ uống ôi thiu đã bị hỏng. Khi đó, vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể qua đường tiêu hóa, khiến hệ miễn dịch phản ứng gây buồn nôn, để đưa độc tố ra ngoài. Cơn buồn nôn có thể kéo dài từ 12- 48 giờ sau ngộ độc, tùy thuộc vào số lượng độc tố tồn tại bên trong cơ thể nạn nhân.

Bên cạnh triệu chứng nôn, người bị ngộ độc sẽ đi tiêu chảy nhiều lần. Tiêu chảy nhiều lần là nguyên nhân dẫn tới mất nước nhanh và làm cho bệnh nhân bị suy kiệt. Một số người có thể xuất hiện đau đầu, chuột rút…

Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay: “Trong tình huống ngộ độc thức ăn có thể làm giảm triệu chứng ngộ độc với những thực phẩm tại nhà. Nếu thấy bụng sôi sau khi ăn, hãy pha ngay một ly trà gừng. Gừng có tính ôn ấm sẽ làm giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Với người ngộ độc nhẹ, nếu ăn phải thức ăn có độc nên dùng nước lá húng quế ép sẽ khỏi nhanh các triệu chứng nôn, đau bụng sau một vài giờ".

Một nguyên liệu khá phổ biến trong mỗi căn bếp là đậu xanh. Đậu xanh thường được dùng nấu chè, đồ xôi. Tuy nhiên, đối với y học cổ truyền, đậu xanh là một được liệu quý giúp giải độc rất hiệu quả. Đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, có thể dùng 100g đậu xanh sống nghiền thành nước uống hoặc nhai sống nuốt nước. Nếu không thể ăn sống có thể ninh nhừ lấy nước uống. Nước đậu xanh dùng trong trường hợp ngộ độc do say sắn, say nắng, sốt cao… rất hiệu quả.

Cây quanh vườn nhà

Không chỉ các loại gia vị trong gian bếp có tác dụng giải độc mà một số cây cỏ mọc quanh vườn nhà cũng có tác dụng đó nếu biết sử dụng đúng. Trong y học cổ truyền, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc có thể lấy rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Ngoài ra, lương y Bùi Đắc Sáng khuyến dùng cam thảo (cam thảo đất, cam thảo nam) có vị ngọt, tính mát giúp tiêu độc, hạ sốt. Hoặc dùng kim ngân hoa sắc cành và lá uống nước để giải độc khi ngộ độc cà, thức ăn. 

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian làm giảm các triệu chứng ngộ độc tại nhà chỉ nên áp dụng cho trường hợp ăn phải thức ăn hỏng. Với những trường hợp ngộ độc nấm cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

 Ngọc Minh

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên