Những người này không nên ăn mít vì khiến cơ thể giảm ham muốn, bệnh nặng hơn

Ngọc Minh 2017-08-01 11:17
- “Mít là loại quả có chứa nhiều năng lượng và đường. Nhiều đường sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa. Người bị bệnh gan hoặc đặc biệt là gan nhiễm mỡ cần thận trọng khi ăn".

Ăn nhiều mít ức chế ham muốn

Trong bài viết trước, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng Việt Nam đã nói về những lợi ích tốt cho sức khỏe của trái mít. Trong bài này, TS.BS Sơn sẽ chia sẻ một số lưu ý  cụ thể hơn khi ăn mít để tốt nhất cho người dùng.

Ăn mít vô số lợi ích những cũng cần phải biết những lưu ý quan trọng sau

Người có bệnh lý gan, thận không nên ăn mít quá nhiều.

Theo TS.BS Sơn, mít thuộc họ dâu tằm (moraceae), trong mít có chứa hoạt chất có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác ham muốn. Vì vậy, loại trái cây này không thích hợp cho các cặp vợ chồng đang có nhu cầu có con. Hoặc những cặp vợ chồng đang muốn hâm nóng chuyện tình cảm cần tránh không nên ăn loại quả này quá nhiều. Cũng như trái cây khác nó có thể gây dị ứng với người có cơ địa dị ứng với nhóm cây họ dâu tằm.

Mít dù rất nhiều năng lượng nhưng cũng không phải là loại cây thích hợp ăn khi bụng đói trống rỗng. Do lượng đường trong mít cao ăn lúc đói có thể làm đường máu tăng đột ngột. Gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí có thể dẫn tới hôn mê. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn mít khi đói.

TS.BS Sơn cho biết, người mắc bệnh lý sau cần phải tránh xa mít để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe nhất là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mãn, suy nhược cơ thể…

Người mới ốm dậy không nên ăn mít

“Mít là loại quả có chứa nhiều năng lượng và đường. Nhiều đường sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa. Người bị bệnh gan hoặc đặc biệt là gan nhiễm mỡ cần thận trọng khi ăn trái cây này vì nó có thể gây ra tình trạng khó tiêu do nhiều năng lượng”, TS.BS Sơn nói.

Trong mít có chứa cả hai loại đường đường fructoza và đường glucoza đều là 2 loại đường hấp thu nhanh. Người bị tiểu đường không nên ăn loại trái cây này vì có thể làm tăng đường huyết trong máu. Trong mít có nhiều kali do vậy cũng không tốt cho những bệnh nhân suy thận mãn tính. Bệnh nhân suy thận ăn mít sẽ dẫn tới tình trạng tăng kali máu. Nếu tăng kali máu quá cao có thể dẫn tới tử vong do tim ngừng đập.

“Mít là trái cây mùa hè khá hấp dẫn nhưng nếu sức khỏe bạn còn yếu do mới ốm dậy cũng không nên ăn loại trái cây này. Là loại trái cây nhiều dinh dưỡng nhưng ăn khi cơ thể yêu lại gây ra tác dụng ngược. Khi ăn nhiều dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, khó chịu”, TS.BS Sơn cho hay.

TS.BS Sơn khuyến cáo, những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn mít thưởng thức cho vui (3-4/ngày). Ăn mít vào thời điểm sau khi ăn cơm xong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Không nên ăn mít vào thời điểm buổi chiều tối. Khi ăn cần nhai kỹ. Người hay bị nổi mụn nhọt khi ăn mít cần uống thêm nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.

Còn theo Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đinh, ở nước ta mít không chỉ là một trái cây dùng để ăn mà nó còn được dùng làm vị thuốc.

Trong Đông y tất cả các bộ phận của mít (thân, lá, rễ, quả, hạt) đều được dùng làm thuốc. Phụ nữ mang thai dùng lá mít mật sắc uống để lợi tiểu. Lá mít giã lấy nước có thể chữa mụn nhọt rất hiệu quả. Dùng lá mít và vỏ mít khô sắc uống liên tục 5-7 ngày giúp điều trị tăng huyết áp. Gỗ mít được dùng để an thần, ngủ ngon, rễ mít sắc uống giúp trị tiêu chảy.

 

 Bệnh lý không nên ăn mít

1. Bệnh tiểu đường

2. Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh lý về gan

3. Bệnh nhân suy thận

4. Người mới ốm dậy

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên ăn mít nhiều

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Yêu thì chung thủy 1 người, crush thì 4 anh cho đủ 1 lốc sữa chua