Những căn bệnh ai cũng có thể mắc vào mùa đông, nguyên nhân chính từ thói quen mà nhiều người Việt vẫn mắc

2019-12-24 17:30
- Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Cảm lạnh

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

Viêm họng

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng. Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Những căn bệnh ai cũng có thể mắc vào mùa đông, nguyên nhân chính từ thói quen mà nhiều người Việt vẫn mắc

 Đau khớp

Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

Đau dạ dày do lạnh

Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

Đau tim

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

Giữ ấm căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường.

Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

 Tay lạnh

Hiện tượng tay bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Tổng hợp

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nuôi con đơn thân nhưng nhiều sao Việt không ngại 'mạnh tay' chi cho con tiền học 'khủng'