Nhiều người nghĩ viêm da cơ địa chữa dễ dàng và dùng lá là xong nhưng đây mới là sự thật

2019-04-30 18:30
- Viêm da cơ địa có nhiều nguyên nhân. Bệnh khiến cho nhiều người thiếu tự tin. Tuy nhiên, để điều trị khỏi bệnh không hề đơn giản

Theo chia sẻ một bà mẹ trẻ, bản thân bị viêm da cơ địa hơn 2 năm, chữa khắp nơi đều không khỏi. Sau đó chị lấy thuốc tắm, bôi rất nhiều nhưng cũng không khỏi, dùng nhiều cách cũng không thể có được làn da như mọi người nên vô cùng chán nản.

TS. Bùi Thị Vân - Khoa Da liễu, Bệnh viện TWQĐ 108 cho hay, viêm da cơ địa là một trạng thái viêm da có tính chất cơ địa dị ứng. Biểu hiện lâm sàng bằng các đám da đỏ, mụn nước và ngứa, bệnh tiến triển có tính chất mạn tính, thành đợt, điều trị khó khăn và yêu cầu chăm sóc da đặc biệt.

Viêm da cơ địa nguyên nhân chưa rõ ràng, phức tạp nhiều khi không phát hiện được nhưng có hai yếu tố chính đóng góp vào quá trình sinh bệnh học của viêm da cơ địa đó là yếu tố cơ địa và môi trường.

Theo TS Vân, để chẩn đoán dựa vào khai thác tiền sử, gia đình, bản thân có các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…khám lâm sàng thấy xuất hiện ban đỏ, mụn nước, đóng vảy, ngứa nhiều.

Đặc biệt viêm da cơ địa có những giai đoạn chẩn đoán bệnh như: Cấp tính: ban đỏ, mụn nước, chảy dịch;  Bán cấp: đóng vảy, lên da non; Mạn tính: da cộm...

Điều cần biết về chữa viêm da cơ địa nhiều người không hề biết

Viêm da cơ địa cần được điều trị cụ thể

Cần khám để điều trị cụ thể

TS Vân phân tích, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa có thể gặp ở tuổi sơ sinh, nhũ nhi và tuổi ấu thơ (Gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi), thường gặp ở trẻ bụ bẫm 2-3 tháng tuổi, ban đầu tổn thương xuất hiện ở má, trán (hình móng ngựa), quanh miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn, tổn th­ơng là rát đỏ, có nhiều mụn nước trên bề mặt, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết, ngứa nhiều, có thể kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa.

Thời kỳ trẻ em hoặc thanh thiếu niên 2-3 tuổi đến 12-20 tuổi có tổn thương là các đám mảng lichen hoá (hằn cổ trâu) dạng đĩa, lúc đầu ở các mặt duỗi, đầu gối, khuỷu tay, sau lan đến các nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô, hằn cổ trâu, có kèm đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc.

Thời kỳ trưởng thành chủ yếu là hằn cổ trâu, vị trí đặc biệt là các nếp kẽ lớn và bàn tay, ở nữ giới có thể có viêm núm  vú, viêm môi.

Theo bác sĩ Vân, để điều trị bệnh viêm da cơ địa, chúng ta loại bỏ tránh tiếp xúc với các dị nguyên nếu có thể. Việc điều trị ở từng giai đoạn của viêm da cơ địa khác nhau như: Giai đoạn cấp tính: Thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa…;giai đoạn bán cấp: dùng thuốc kháng sinh, kem bôi …;giai đoạn mạn tính: thuốc dạng mỡ… Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc viêm da cơ địa cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân trên để chẩn đoán là viêm da cơ địa ở dạng nào nên đi  khám, xác định chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh để có kế hoạch điều trị cụ thể. Việc điều trị và chăm sóc da ở bệnh nhân viêm da cơ địa là thường xuyên và liên tục.

Hiện nay, thời tiết đang ở giai đoạn nắng nóng những người có cơ địa dị ứng sẽ dễ nổi ngứa cũng như các bệnh về da hay tái phát. Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, người bệnh cần uống nhiều  nước. Ánh nắng có thể gây tổn thương da, viêm da và nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, để bảo vệ cơ thể, khi đi ra ngoài nắng đeo găng tay, mặc kín quần áo, tốt nhất nên hạn chế ra nắng vào thời điểm gay gắt nhất 10h-16h chiều. Khi trời nắng nóng rất dễ gây ra hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu hạn chế ăn những thức ăn dễ dây dị ứng.

Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 15 mẫu nail sơn thạch đính đá thịnh hành nhất