Nguyên tắc vàng "2 tăng, 3 giảm" để gan khỏe mạnh, bệnh gan không bao giờ dám "bén mảng"
Tin liên quan
Ba tín hiệu khi gan bị tổn thương mà rất dễ bị bỏ qua
Sắc mặt không tốt
Gan có chức năng thải độc mạnh mẽ nên khi bị tổn thương sẽ không thể phân giải, bài trừ các độc tố trong cơ thể một cách bình thường và hiệu quả. Các chất có hại này sẽ theo máu đi vào các lớp biểu bì da, dẫn đến hiện tượng làn da có các dấu hiệu khác thường.
Điển hình là sắc mặt xạm, mất đi độ tươi sáng, nổi nhiều đốm nâu thậm chí là mặt trở nên vàng hoặc tối đen hẳn. Ngoài ra, khi các hormone ở gan cùng với nội tiết bị mất cân bằng cũng làm cho da mặt của bạn sinh nhiều mụn nhọt.
Hôi miệng rõ rệt
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như bệnh về hệ tiêu hóa hay khoang miệng, tuy nhiên nếu vấn đề nặng mùi này kéo dài liên tục thì bạn nên thận trọng, rất có thể sức khỏe của gan đang phát tín hiệu bị đe dọa bởi bệnh tật.
Do lúc này gan không thể kịp thời bài tiết độc tố nên sẽ làm tăng hàm lượng Nitơ urê máu và Amoniac trong máu. Trong đó, Amoniac là loại khí có tính kích thích mạnh, gây ra triệu chứng hôi miệng một cách rõ rệt. Vì vậy, bạn đừng chủ quan khi phát hiện tình trạng này để tránh bệnh biến chứng nặng.
Vết thương dễ mưng mủ và viêm nhiễm
Khi sức khỏe của gan gặp trở ngại sẽ làm giảm chức năng giải độc, dẫn đến hiện tượng các vết thương càng dễ mưng mủ và gây viêm. Đây cũng là hệ quả khi chức năng trao đổi chất và tái sinh của làn da bị ảnh hưởng từ gan, đồng thời cũng làm kéo dài thời gian lành vết thương hơn.
Tích cực thực hiện nguyên tắc “2 tăng - 3 giảm” để tăng cường bảo vệ sức khỏe của gan
Tăng bổ sung vitamin A
Gan cũng là nơi “dự trữ” chủ yếu của các vitamin, khi gan bị tổn thương thì chức năng của vitamin cũng giảm xuống theo. Nghiên cứu cho thấy, vitamin A có tác dụng bảo vệ gan, ức chế tế bào ung thư tăng sinh, giúp gan nhanh chóng hồi phục chức năng vốn có.
Bạn có thể bổ sung vitamin A từ cà rốt, cà chua, gan động vật, gan dầu cá v.v… Tuy nhiên cần nhớ không nên hấp thu quá dư thừa, mỗi ngày nên kiểm soát trong khoảng 3000 microgram là đủ, tránh gây phản tác dụng.
Tăng bổ sung nguyên tố Selen
Selen giúp bảo vệ gan, đồng thời nguyên tố này cũng có hiệu quả điều tiết miễn dịch trong cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị các tổn thương ở gan. Selen có mặt trong các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi) trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các nhóm thực phẩm khác để thực đơn đa dạng hơn như hàu, sò điệp, tôm hùm, nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương v.v… Các nguyên liệu này đều giàu Selen.
Giảm nóng giận
Tính khí kích động, dễ nóng giận là kẻ thù đáng sợ đối với sức khỏe của gan. Bạn nên học cách giải tỏa căng thẳng, giữ tâm thái lạc quan, tích cực để kiểm soát tốt tâm lý cũng như cảm xúc của bản thân.
Giảm thuốc lá, rượu bia
Hai loại này luôn gây tác hại lớn đối với gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Thuốc lá nên cai hẳn đi, còn những cuộc tiệc tùng nếu không cần thiết thì cũng không nên lạm dụng rượu bia, hoặc nếu không từ chối được thì vẫn nên kiểm soát tửu lượng của mình.
Giảm ăn đồ tẩm ướp
Các món muối chua hay muối mặn tuy đem lại khẩu vị ngon miệng nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến gan tăng thêm gánh nặng, đồng thời cũng dễ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất