Hai đường lây của bệnh bạch hầu, biến chứng của bệnh này thế nào?

2024-07-09 10:00
- Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu.

1. Bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp

Các chuyên gia cho biết nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi hay nói chuyện.

2. Bệnh bạch hầu lây nhiễm qua đường tiếp xúc

Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với các đồ dùng bị nhiễm dịch mũi từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương với các yếu tố có nguy cơ lây truyền từ người bệnh bạch hầu.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu:

Sốt nhẹ.

Đau họng, ho, chán ăn

2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính.

Hai đường lây của bệnh bạch hầu

Khó nuốt, khó thở.

Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sưng to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng…

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu

Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…

Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân toàn quốc để cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả..

Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Biến chứng của bệnh bạch hầu

Có 2 loại biến chứng quan trọng: Biến chứng do màng giả lan rộng và biến chứng do độc tố gây nên.

- Trường hợp bệnh bạch hầu mà chẩn đoán và điều trị muộn thì màng giả phát triển và lan nhanh xuống phía dưới thanh – khí phế quản sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

- Viêm cơ tim có thể xảy ra ở cả hai trường hợp bạch hầu nặng và nhẹ, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố. Tỷ lệ viêm cơ tim là 10% - 25%. Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim là 50% - 60%. Biểu hiện lâm sàng có thể nghe tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi… Trên điện tâm đồ sẽ thấy biến đổi ST - T, loạn nhịp tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất, phân ly nhĩ thất…

- Viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu tiên của bệnh hoặc trễ hơn vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Đây là một biến chứng trầm trọng đòi hỏi sự chăm sóc theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ và điều trị tích cực. Thông thường tiên lượng là xấu.

- Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh thường xuất hiện sau một thời gian muộn hơn. Liệt khẩu cái cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5, nhưng cũng có thể xuất hiện trong tuần đầu đó là nguyên nhân gây cho bệnh nhân nhìn mờ và lác. Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ. Liệt các chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp. Hầu hết các biến chứng thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn trong nhiều tuần đến nhiều tháng.

Ngọc Anh (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


40 chuyện lạ 'không thể tin nổi' nhưng vẫn phải tin vì chúng là sự thật