Móng tay có đốm trắng hay chuyển sang màu xanh, vàng cảnh báo vấn đề nghiêm trọng gì trong cơ thể?

2020-04-07 20:38
- Một chút thay đổi nhỏ trên móng tay cũng đừng chủ quan vì có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng.

Thay đổi màu móng

Móng tay thông thường sẽ có màu hồng báo hiệu chất lượng máu và sức khỏe cơ thể tốt. Tuy nhiên, nếu móng tay chuyển sang màu vàng thì có thể do nhiễm khuẩn và vấn đề ở gan. Còn nếu móng tay có màu trắng thì cẩn thận cơ thể đang thiếu máu hay suy dinh dưỡng. Nếu móng tay của bạn chuyển sang màu xanh, thì tình trạng này có thể do thiếu oxy trong cơ thể, nhưng nó cũng có thể được gây ra bởi một số vấn đề trong phổi. Vì vậy, bạn cần đi khám kịp thời để phát hiện sớm.

Lưỡi liềm trên ngón tay hẹp

Nếu quan sát kỹ ở phần gốc gần sát da của ngón tay có một phần có hình lưỡi liềm trên móng tay. Nếu chúng 8-10mm là tốt tức khoảng 1/5 bề mặt móng tay. Còn nếu lưỡi liềm này ít hơn 1/5 thì cần cảnh giác có thể cơ thể thiếu chất hoặc bạn gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa.

Đốm trắng trên móng tay

Theo quan niệm của y học phương Đông, móng tay là nơi phản ánh tình trạng của gan và máu trong cơ thể. Nếu móng tay mịn mạng thì không có gì đáng lo điều đó cho thấy cơ thể không có vấn đề gì. Trong thực tế, thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những trường hợp móng tay xuất hiện đốm trắng, chúng xuất hiện một thời gian rồi biến mất. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, calci, vitamin c trầm trọng.

Đường dọc trên móng

Móng tay mà xuất hiện những đường sọc dọc cũng đừng chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu của lão hóa và nếu như các đường sọc nhiều thì có thể báo hiệu cơ thể suy dinh dưỡng. Thậm chí, khi bạn gặp phải stress, căng thẳng thì các đường sọc này cũng xuất hiện. Vì vậy, bạn nên đi khám dinh dưỡng để xem cơ thể thiếu chất như thế nào, ngoài ra bớt thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Móng bị lõm xuống

Móng khỏe mạnh sẽ hơi có độ cong vòm lên phía trên. Khi bề mặt móng bị lõm có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Lúc này móng sẽ dẹt và lõm xuống như hình cái muỗng.

Móng dễ gãy

Nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng này là do móng bị tổn thương bởi hóa chất, chất tẩy rửa thường xuyên. Ngoài ra một số bệnh lý cũng làm móng dễ gãy như nấm móng hay bệnh lý ở tuyến giáp. Trong đó, suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp khiến cho cơ thể mệt mỏi, sút cân và bất thường ở nhiều cơ quan khác.

Cắn móng tay

Vấn đề này thường gặp ở trẻ con nhưng không hiếm người lớn vẫn giữ thói quen xấu này. Có người cắn móng tay từ khi còn nhỏ và giữ thói quen đó lúc lớn lên. Mặc dù hiểu móng tay không sạch nhưng vẫn cắn móng tay như một vấn đề tâm lý. Thậm chí có những người xem cắn móng tay là cách giải tỏa stress. 

Tuy nhiên, nếu cắn móng tay thường xuyên làm ảnh hưởng răng, móng bị xấu và gây bệnh ở móng. Song điều đáng lo là móng tay tiếp xúc với các đồ vật khi cầm, nắm do đó chúng có thể chứa các vi khuẩn bên trong. Khi cắn như vậy vô tình đưa vi khuẩn vào người.

Linh Thủy (Dịch theo QQ và News)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chế độ ăn kiêng trong 3 giai đoạn giúp bạn gái béo ục ịch sở hữu thân hình thon gọn, nuột nà