Đi mát xa tưởng thư giãn, nam bệnh nhân nhập viện với tình trạng không ai ngờ

2018-07-09 15:31
- Chỉ vì đi mát xa, một bệnh nhân nam đã tới bệnh viện khám trong tình trạng rất đau đớn do bị bỏng nặng.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Lê Anh Tuấn (Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) bị bỏng độ 2-3 vùng cẳng bàn chân phải do đi mát xa chân.

Anh Tuấn vào viện trong tình trạng bàn chân phải đau rát, rối loạn nước và điện giải. Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ 2-3 và có nguy cơ phải ghép da do vùng bỏng khá nặng và để lại sẹo xấu.  

Bệnh nhân hiện đang được chăm sóc tích cực giảm đau và chống nhiễm trùng vết bỏng. Dự kiến sau khi điều trị một tuần, tình trạng của bệnh nhân khá hơn sẽ xét phẫu thuật và cắt lọc ghép da.

Đi mát xa chân người đàn ông bỏng phồng rộp hai chân có nguy cơ phải ghép da

Một bệnh nhân nam bị bỏng nặng sau khi đi mát xa.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trường hợp bệnh nhân bị bỏng do đi mát xa là khá hi hữu. Bác sĩ thường tiếp nhận các ca bỏng nước sôi trong sinh hoạt hàng ngày.

Bác sĩ Lan khuyến cáo: “Khi đi mát xa, để đảm bảo an toàn, mọi người nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra như trên”.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không may bị bỏng nước sôi, cách tốt nhất là nhanh chóng làm nguội bằng cách ngâm trong nước lạnh hoặc xả vết bỏng dưới vòi nước từ 15-20 phút. Cách sơ cứu này sẽ giảm được diện tích tổn thương của vết bỏng và giảm nhiệt độ giúp cho độ bỏng không bị sâu hơn. Việc sơ cứu bỏng nước không đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ Lan cho hay: “Tuyệt đối không dùng kem đánh răng, bơ, giấm, nước mắm… để làm dịu vết bỏng, chỉ dùng nước sạch để làm dịu vết bỏng và không được động chạm gì vào vết bỏng trong vòng 24 giờ. Dùng một lớp gạc vô trùng đặt lên vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn”.

Người bị bỏng cần băng kín giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Hàng ngày rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.

Bác sĩ Lan cho biết thêm: “Với những vết bỏng nhẹ có thể chăm sóc tại nhà đúng cách và bôi kem có kháng sinh chống nhiễm trùng. Khi bỏng diện rộng cần phải nhanh chóng tới bệnh viện chuyên khoa bỏng để được chăm sóc và xử lý đúng cách”.

Tên nhân vật đã được thay đổi

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trên đời này, đau lòng nhất chính là đúng người nhưng lại sai thời điểm