Con bị bỏng nhiệt 2 bàn tay 2 tuần chưa khỏi, mẹ không đưa đi khám còn lên mạng xin gieo quẻ, CĐM lắc đầu ngao ngán

2022-05-08 12:26
- Cư dân mạng bày tỏ bức xúc về hành động của bà mẹ có con bị bỏng 2 bàn tay 2 tuần chưa khỏi.

Khi con cái bị ốm, bất cứ phụ huynh nào cũng muốn đưa con đến bệnh viện để cấp cứu, chữa trị kịp thời. Tuy vậy, hiện nay có Google và mạng Internet nên không hiếm phụ huynh lại lên mạng tự tìm hiểu thậm chí đoán bệnh và mua thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Google dẫn đến những trường hợp đáng tiếc.

Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một người mẹ có con bị bỏng ở bàn tay, nhưng thay vì đi gặp bác sĩ lại lên một hội nhóm về Kinh dịch hỏi bao giờ con khỏi.

Người mẹ cho biết, con bị bỏng nặng ở bàn tay do vịn tay vào ống khói. Tuy nhiên, 2 tuần sau vẫn chưa khỏi, bàn tay có dấu hiệu lở loét.

Sau khi người mẹ hỏi bao giờ con có thể khỏi, nhiều người xót xa và yêu cầu đưa bé đi bệnh viện ngay để tránh nhiễm trùng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc.

Thậm chí, nhiều cư dân mạng cho rằng bà mẹ này có lẽ có vấn đề về thần kinh mới đi hỏi những câu như vậy trong khi điều quan trọng là phải đi khám, chữa trị thì không làm.

"Đưa cháu vào viện khám xong bố mẹ dẫn nhau vào viện khám về tâm thần luôn, rước bực vào người", một cư dân mạng bình luận.

Một người khác cho rằng: "Ví dụ trong lúc con đang trong viện mà hỏi thì còn đồng ý, chứ kiểu để con nthe mà lên mạng nhờ gieo quẻ xem bao giờ khỏi thì cũng xin chịu".
"Sao có thể loại bố mẹ như thế này chứ, thương bé quá. Nếu không đi viện sớm, nhiễm trùng sâu là phải tháo khớp đấy", có người bình luận.
Nguy cơ từ nhiễm khuẩn vết bỏng.
Vết thương do bỏng thường dễ bị nhiễm khuẩn do da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm ức chế miễn dịch toàn thân. Vì vậy biến chứng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong do các vết thương bỏng nghiêm trọng.
 Mức độ nhiễm khuẩn thường liên quan với vị trí và mức độ tổn thương của vết bỏng. Những vết bỏng nặng, diện tích rộng gây tổn thương cho hệ miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, tạo nguy cơ nhiễm khuẩn cao, như giảm số lượng và khả năng hoạt động của những tế bào T giúp đỡ trong hệ tuần hoàn, tăng những tế bào T ức chế, và giảm globulin miễn dịch sau khi bị bỏng rộng. Chức năng của bạch cầu trung tính cũng bị suy yếu sau khi bị bỏng. Sự gia tăng tính thấm của thành ruột đối với vi khuẩn và nội độc tố của chúng cũng gây rối loạn điều hòa miễn dịch và nhiễm khuẩn. Vì thế, bệnh nhân bị bỏng dễ bị nhiễm khuẩn tại những vị trí xa cũng như tại vết bỏng.
Thu Trang
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo có tình cảm thăng hoa nhất năm 2021