Đây là đối tượng cực kỳ dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, một chút sơ sẩy cũng gánh hậu quả nặng nề

2017-11-23 11:25
- Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong khi mắc có thể lên tới 50%. Nguyên nhân là do trẻ chưa hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch.

Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, nguyên nhân 4 trẻ sinh non tại BV Sản nhi Bắc Ninh có thể liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). 

TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, NKBV cho tới nay vẫn đang là thách thức của ngành y. Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong khi mắc có thể lên tới 50%. Nguyên nhân là do trẻ chưa hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch.

Nguồn nhiễm khuẩn bệnh viện ở chính trên bệnh nhân và người nhà

Phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện là một cuộc chiến, ảnh minh họa.

Trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó thường không gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ thường trú trên cơ thể trẻ. Khi có can thiệp thủ thuật, sẽ mở đường cho vi khuẩn vào trong cơ thể gây ra nhiễm khuẩn. Trẻ mắc bệnh nặng cần can thiệp nhiều thì nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng lên. Do vậy xử lý nhiễm khuẩn bệnh viện là một cuộc chiến, phải có quá trình tham gia của cả một hệ thống từ nhân viên y tế tới người bệnh, người nhà.

Vi khuẩn thường trú ngụ trên cơ thể người, chủ yếu là trên da, mũi, họng bình thường các vi khuẩn này không gây bệnh. Nhưng khi có các thủ thuật can thiệp tạo ra con đường cho vi khuẩn đi vào cơ thể con người gây ra nhiễm khuẩn. Người có hệ miễn dịch bị suy giảm, can thiệp thủ thuật, mổ… là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện”, TS. Hùng nói.

Muốn giảm nhiễm khuẩn bệnh viện phải giảm được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường để giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân được làm thủ thuật thì cần phải vô khuẩn để giảm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong quá làm thủ thuật.

Vì sao nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao?

Tại Việt Nam, người nhà bệnh nhân thường cùng nhân viên y tế chăm sóc người bệnh. Vì vậy, người nhà bệnh nhân sẽ có nguy cơ trở thành một nguồn có vi khuẩn định cư, nếu không tuân thủ vô khuẩn sẽ dễ lây sang bệnh nhân. Trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn phải có sự tham gia của người nhà và bệnh nhân và phải thực hiện như nhân viên y tế.

TS. Hùng cho hay: “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam thực sự là một thách thức, có liên quan tới y thức cá nhân, vai trò trách nhiệm của một người đối với mọi người. Một người không tuân thủ tốt nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn còn. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn phun thuốc diệt khuẩn là biện pháp nên làm nhưng cũng chỉ là tạm thời. Khi có con người vào môi trường đó thì nhiễm khuẩn sẽ lại có”.

Ví dụ người nhà bệnh nhân nghĩ đơn giản khi vào bệnh viện không sờ vào bệnh nhân thì không mang khuẩn cho bệnh nhân. Nhưng trên thực tế thì khi đã vào môi trường bệnh viện, người nhà đã mang thêm vi khuẩn, tại một thời điểm nào đó nó sẽ lan truyền sang bệnh nhân khác.

Theo TS Hùng nguồn nhiễm khuẩn thứ 2 là những vi khuẩn hoại sinh (saprophytes) đến từ môi sinh, từ người khác và từ vật dụng đã bị nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm khuẩn này thường ít gặp hơn so với vi khuẩn thường trú.

Đồng quan điểm với TS. Hùng, TS.BS Đinh Vạn Trung, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện 108 cũng cho hay nhiễm khuẩn bệnh viện là một thức thách, gánh nặng của hệ thống y tế Việt Nam và trên thế giới.

Tại Mỹ, tỷ lệ NKBV xấp xỉ 5%/năm, chi phí cho NKBV khoảng 4,5  tỷ USD/năm, thời gian nằm viện tăng  trung bình  4 – 7 ngày. Tỷ lệ NKBV hiện nay ở nước ta khoảng 7%, điều trị kháng sinh kéo dài  7 - 10 ngày sau phẫu thuật vẫn là tình trạng phổ biến ở nhiều cơ sở y tế gây tốn kém cho người bệnh nhưng nguy hiểm nhất là gây nên hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Trong bệnh viện, tay thường hay bị nhiễm bởi các loại vi khuẩn gây bệnh như Klebsiella spp và Enterobacter spp. Các vi khuẩn tạm trú thường rất thay đổi, chúng tùy thuộc vào nơi nào bàn tay sờ vào để bị nhiễm (nắm quả đấm tay lan can, tường bệnh viện, ga, chăn màn đều có nguy có nhiễm khuẩn). Loại vi khuẩn tạm trú thường lây nhiễm vào cơ thể qua hiện tượng nhiễm trùng chéo (infection croisée, cross contamination).

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chế độ ăn kiêng trong 3 giai đoạn giúp bạn gái béo ục ịch sở hữu thân hình thon gọn, nuột nà