Đang nắng oi, chuẩn bị gió mùa về, người lớn trẻ nhỏ cần đề phòng gì để giữ sức khỏe không bị ốm và mắc bệnh?

2018-09-07 08:02
- Khoảng thời gian giao mùa ít ánh sáng, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút phát triển.

Gió mùa về người lớn, trẻ nhỏ dễ bị bệnh gì?

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia vào khoảng ngày và đêm 7/9, Bắc Bộ nhiều khả năng sẽ đón một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh. Đợt không khí lạnh này sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng xuống các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Đây là đợt gió mùa đông bắc đầu tiên trong mùa thu đông năm 2018. 

Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ trung bình sẽ giảm từ 5-10 độ C, tuỳ khu vực. Ở Hà Nội, nhiệt độ khả năng giảm từ mức 33-35 độ C trong ngày 5-6/9 xuống mức 29-31 độ C trong ngày 8-9/9. Từ ngày 10/9, nhiệt độ lại tăng dần, trời hửng nắng và khô ráo.

Thời tiết chuyển gió mùa cần làm gì để không bị ốm yếu

Thời tiết chuyển mùa người lớn và trẻ nhỏ dễ bị ốm.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Độ ẩm trong không khí cao cũng là điều kiện vi khuẩn, vi rút phát triển gây bệnh cho trẻ nhỏ.

Trong thời gian giao mùa những bệnh về hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…sẽ có những đợt cấp rồi trở nặng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý tới một số bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát trong thời điểm này như: tay – chân – miệng, bệnh sởi, ho gà, viêm não, thủy đậu, cúm… Tránh cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người (nơi có nhiều mầm bệnh).

“Thời tiết nóng lạnh đột ngột nên những người có cơ địa đặc biệt khác như người cao tuổi, phụ nữ mang thai cũng cần hết sức lưu ý tới sức khỏe. Với người cao tuổi có bệnh lý nền là bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận… hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh hô hấp. Riêng với phụ nữ có thai do sức đề kháng trong giai đoạn mang thai suy giảm cần phải chú ý hơn khi thời tiết giao mùa”, TS. BS Sơn cho hay.

Để không bị ốm khi thời tiết đổi mùa

TS.BS Sơn cho biết, để cơ thể luôn khỏe mạnh trong thời gian giao mùa cần tăng cường vận động, thể dục, thể thao. Trước khi luyện tập nên thận trọng khởi động kỹ các khớp, cơ bắp để việc tập luyện phát huy hiệu quả, tránh bị chuột rút. Sau buổi tập, có thể bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, vừng, mật ong và nấm để tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng đã tiêu hao trong quá trình tập luyện, lưu ý giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời tránh nguy cơ bị lạnh đột ngột.

Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng nên trọn những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B… Hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên ăn một số gia vị có chất kháng sinh tự nhiên như tỏi, gừng

Với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhà ở phải thông thoáng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không để nước uống trong bình lưu cữu lâu ngày tránh cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

“Với người lớn khi ho, hắt hơi nên dùng tay che miệng và rửa sạch tay khi tiếp xúc với trẻ. Người lớn trẻ nhỏ có bệnh mãn tính cần phải sử dụng thuốc đầy đủ tránh bệnh tái phát nặng”, TS. BS Sơn nói.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 kiểu mũ hot hit của mùa đông năm nay, nàng nào cũng nên sở hữu ít nhất 1 item để phong cách được nâng tầm